Indonesia là quốc gia xuất khẩu cọ lớn nhất thế giới. Quyết định cấm xuất khẩu dầu cọ của quốc gia này khiến tình hình thị trường dầu ăn thế giới càng bị thắt chặt hơn.
Indonesia cấm xuất khẩu dầu cọ
Indonesia, nhà cung cấp dầu cọ lớn nhất thế giới, ra quyết định cấm xuất khẩu bao gồm dầu cọ, quyết định này làm tăng thêm sự bất ổn trong thị trường đang chịu sự biến động giá chóng mặt và có nguy cơ làm trầm trọng thêm lạm phát lương thực toàn cầu. Chính phủ Indonesia cho biết chính sách này sẽ bắt đầu từ ngày 28/4 và kéo dài cho đến khi giá dầu ăn trong nước hạ nhiệt.
Sau thông báo trên của Indonesia, giá cọ, đậu tương, hạt cải dầu châu Âu và thậm chí cả dầu hạt cải GMO của Canada (Ca-na-đa) đã chạm mức cao kỷ lục.
Ông James Fry tại công ty tư vấn LMC nhận định, “Quyết định của Indonesia ảnh hưởng không chỉ đến dầu cọ mà còn cả dầu thực vật toàn cầu”. Dầu cọ là loại dầu thực vật được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới và Indonesia chiếm 35% tổng xuất khẩu toàn cầu.
Mặc dù các nhà chức trách Indonesia cho biết lệnh cấm xuất khẩu của nước này được đưa ra nhằm “hạ nhiệt” giá trong nước và hạn chế tình trạng khan hiếm hàng. Song Philippe Chalmin, giáo sư kinh tế tại Đại học Paris-Dauphine, Pháp, nói rằng động thái này “đến vào thời điểm tồi tệ nhất”.
Mặc dù quan chức chính phủ Indonesia cho biết quyết định cấm xuất khẩu nhằm hạ nhiệt thị trường trong nước và đảm bảo nguồn cung trong nước, giáo sư kinh tế tại Đại học Paris-Dauphine, Pháp, nói rằng động thái này “đến vào thời điểm tồi tệ nhất”.
Giá dầu thực vật đã tăng giá đã bắt đầu từ năm 2021. Nhiều nhà nhập khẩu hy vọng dầu hướng dương từ Ukraine sẽ giúp giảm giá dầu thực vật nhưng nguồn cung từ Kiev đã ngưng lại bắt nguồn từ chiến dịch quân sự đặc biệt Nga phát động ngày 24/4. Điều này khiến các nhà nhập khẩu đặt hy vọng vào dầu cọ. Lệnh cấm xuất khẩu của Indonesia đã gây ra cú sốc.
Dầu cọ là loại nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong thực phẩm, mỹ phẩm và đồ gia dụng. Dầu cọ có thể được tìm thấy trong son môi, xà phòng, chất tẩy và thậm chí cả kem.