IOTA là gì? Tìm hiểu những điểm nổi bật trong cơ chế Tangle của IOTA và thông tin chi tiết về tokenomics của MIOTA token trong bài viết dưới đây.
IOTA là gì?
Internet of Things, hay IoT, internet vạn vật là đề cập đến hàng tỷ thiết bị vật lý trên khắp thế giới hiện được kết nối với internet, thu thập và chia sẻ dữ liệu.
Một bóng đèn có thể được bật bằng ứng dụng điện thoại thông minh là một thiết bị IoT, như một cảm biến chuyển động hoặc một bộ điều chỉnh nhiệt thông minh trong văn phòng của bạn hoặc đèn đường được kết nối. Một thiết bị IoT có thể đơn giản như đồ chơi của trẻ em hoặc phức tạp như một chiếc xe tải không người lái.
Dù nổi bật với phổ biến khắp mọi nơi nhưng giao dịch và thanh toán là điểm yếu của các thiết bị IoT. Đây là cơ hội dẫn đến sự ra đời của IOTA. IOTA là một Tangle Platform được ra đời với mục đích làm nguyên liệu phục vụ cho mạng lưới Internet of Things (vạn vật kết nối với Internet) dựa trên một sổ cái phân tán.
Theo Dan Sierman, người đứng đầu mảng tài chính của IOTA Foundation, “Chúng tôi coi IOTA token là cầu nối liên kết giữa nền kinh tế con người và nền kinh tế máy móc, tạo ra tương tác giữa cả hai phía.”
Một các khác để mô tả IOTA là mạng lưới giúp nhà đầu tư và các công ty kiếm tiền từ bộ dữ liệu mà IOTA thu thập được.
IOTA được thành lập bởi David Sontesbo, Dominik Schiener, Serguei Popov và Ralf Rottmann vào năm 2015. Công ty quản lý, tài trợ và vận hành bởi nền tảng IOTA có trụ sở tại Berlin.
Điểm nổi bật của IOTA
Không giống như những loại điện tử khác như Bitcoin, IOTA được xây dựng dựa trên công nghệ sổ cái phân tán khác với blockchain ở một số khía cạnh. IOTA sử dụng công nghệ liên quan đến quyền sở hữu độc quyền là Tangle – thuật toán đồng thuận yêu cầu người dùng xác thực hai giao dịch để hoàn thành giao dịch của IOTA.
Phân tích trên mặt kỹ thuật, Tangle là thuật toán đồng thuận DAGs, không người đào, không người xác minh, không khối và không phí giao dịch. Để gửi đi một giao dịch IOTA, bạn cần phải xác nhận hai giao dịch trước đó mà bạn đã nhận được. Với hệ thống xác thực trả tiền này, người tham gia không cần phải cung cấp phần thưởng tài chính và giao dịch với IOTA luôn miễn phí.
Cấu trúc của DAGs được thiết kế để loại bỏ bất cập của mở rộng và chi phí liên quan đến blockchain thông qua cơ chế giao dịch miễn phí, hạ thấp chi phí tính toán và khả năng kết nối đến thiết bị IoT.
Lợi thế của IOTA
Cấu trúc của IOTA hấp dẫn với nền kinh tế IoT vì nó đã xóa bỏ vấn đề chi phí giao dịch cao. Nền tảng hợp đồng thông minh hiện nay đang trong giai đoạn thiết kế lại công nghệ sổ cái và giao thức đồng thuận. Phiên bản IOTA 2.0 sẽ hoàn toàn phi tập trung.
- Không phí giao dịch: Với IOTA, người dùng không cần phải trả phí gas (như Ethereum) hoặc phần thưởng cho miner (như Bitcoin) để hoàn thành giao dịch. Do không có miner và validator, IOTA hoàn toàn miễn phí dữ liệu và giá trị chuyển đổi sang protocol.
- Giao dịch nhanh hơn: Blockchain truyền thống thường đối mặt với nút thắt cổ chai do mất quá nhiều thời gian để tạo các khối mới. Blockchain của Bitcoin có thể giải quyết khoảng 5 giao dịch/1 giây (TPS), Ethereum là 15 giao dịch/giây. Đối với IOTA, nó thể giải quyết 1000 giao dịch/giây.
- Hiệu quả về năng lượng: IOTA được thiết kế để tạo điều kiện cho các thiết bị như cảm biến hoạt động trong môi trường năng lượng thấp. Thậm chí các thiết bị IoT với sức mạnh tính toán tối thiểu cũng có thể viết dữ liệu đến Tangle của IOTA.
- Thích ứng với nhiều trường hợp sử dụng: Các công ty lớn thường sửa lại cho hợp IOTA với nhu cầu sử dụng cá nhân. Với IOTA Access, một framework mã nguồn mở cho phép tiếp cận đến hệ thống kiểm soát, ví dụ như chủ xe có thể cho ai đó quyền sử dụng xe của họ từ xa.
- Lộ trình phi tập trung
Bất lợi của IOTA
- Tính bảo mật kém: tháng 2/2020, hacker đã ăn trộm hơn một triệu USD MIOTA. Phiên bản IOTA mới nâng cấp tới đây được ra đời nhằm giải quyết vấn đề bảo mật này.
- Năng lực phát triển: hệ thống IOTA vẫn còn khá sơ khai. Giống như nhiều loại tiền điện tử khác, thành công phụ thuộc vào việc liệu mạng lưới có được chấp nhận rộng rãi hơn với số lượng người tham gia ngày càng tăng.
Thông tin token IOTA (MIOTA)
Key Metrics MIOTA
- Tên Token: IOTA.
- Ticker: MIOTA.
- Blockchain: Tangle.
- Token Type: Tiện ích
- Total Supply: 2,779,530,283
- Circulating Supply: 2,779,530,283
Hiện tại IOTA được giao dịch ở nhiều sàn giao dịch lớn như Binance, Bitfinex, Huobi…
MIOTA Token Use Case
Các giao dịch trên mạng lưới của IOTA là miễn phí, tuy nhiên, IOTA sẽ thu phí giao dịch trong hệ sinh thái của Internet of Things. Vì vậy MIOTA sẽ được dùng làm phí giao dịch cho mạng lưới.
Trong tương lai, khi các sản phẩm dịch vụ của dự án được hoàn thành và cho ra mắt thì đồng coin MIOTA sẽ được dùng để thanh toán các dịch vụ đó.
Có nên mua IOTA?
Mặc dù tương lai của IOTA và IoT khá tươi sáng, tuy nhiên, không ai có thể bảo đảm rằng IOTA se phát triển trơn tru tỏng tương lai. Những sự kiện bất ngờ, không lường trước có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hướng đi của IOTA. Tiền điện tử đặc trưng bởi biến động mạnh, do đó, hãy luôn nhắc nhở bản thân cẩn thận với tiền của mình. Nếu bạn thực sự đam mê với công nghệ IoT và hiểu rõ bản chất rủi ro, IOTA có thể là một lựa chọn đáng xem xét.