Giá bánh mì tăng vọt là nguyên nhân gây ra tình trạng khủng hoảng ở Iran.
Iran khủng hoảng lương thực
Các cửa hàng bị thiêu cháy, cảnh sát hoạt động 24/7 để bắt giữ những phần tử kích động là những gì đang diễn ra ở Iran.
Các cuộc biểu tình ngày một căng thẳng sau khi chính phủ tuyên bố cắt giảm trợ cấp nhập khẩu lúa mì khiến giá mặt hàng ngày tăng mạnh đến 300% trong khi đó nhiều mặt hàng chủ lực đều làm từ bột mì.
Tỷ lệ lạm phát của Iran ở mức 40%, 50% trong tổng số 82 triệu của Iran hiện đang ở dưới mức đói nghèo.
Chính phủ lên kế hoạch cung cấp phiếu giảm giá trong vài tháng tới bởi số lượng bánh mì có hạn, phần còn lại sẽ cấp theo tỷ giá chung, một số thực phẩm khác sẽ được bổ sung vào danh mục sau.
Theo hãng thông tấn IRNA, các cuộc biểu tình đã diễn ra rải rác ở một số thành phố, mọi người phản đối việc tăng giá lương thực, nhiều cửa hàng chìm trong biển lửa.
Đã có 22 người bị cảnh sát bắt giữ.
Lực lượng an ninh đã làm tốt nhiệm vụ của mình khi khiến cuộc biểu tình nhanh chóng chấm dứt bất chấp những kẻ phản động vẫn “cố gắng” kích động người dân biểu tình, tạo không khí nhiễu loạn ở các thành phố lớn.
Tại khu vực Dezful thuộc tỉnh Khuzestan, ước tính có tới 300 người đã tham gia bạo loạn và bị lực lượng an ninh giải tán sau đó, 15 người bị bắt với hành vi cố tình tạo ra bạo động.
Tại Shahr-e Kord ở Chaharmahal và tỉnh Bakhtiari ghi nhận khoảng 200 người tham gia biểu tình.
Một trong những nỗ lực ngăn chặn các cuộc biểu tình chính là việc chính quyền đã ngăn chặn băng tần của internet, hạn chế sử dụng mạng xã hội nhằm không phát tán những tin tức tiêu cực liên quan đến khủng hoảng tăng giá lương thực.
Giá lúa mì đã tăng mạnh trên toàn cầu kể từ khi Nga tiến hành hành động quân sự đặc biệt ở Ukraine từ cuối tháng 2.
Các quan chức Iran cũng đổ lỗi cho việc thực phẩm tăng giá cao là do xuất hiện tình trạng buôn lậu bánh mì được trợ cấp sang các nước láng giềng Iraq và Afghanistan.
Các nhà lãnh đạo trên thế giới bày tỏ quan ngại về một cuộc khủng hoảng khác gia tăng bên lề xung đột Ukraine – khủng hoảng an ninh lương thực khi giá cả hàng hóa liên tục leo thang.
Thế giới có thể sẽ trở nên đói hơn, không riêng gì Iran
Cuối tháng 3 vừa qua, FAO cho biết dự kiến số người suy dinh dưỡng trên khắp thế giới có thể tăng lên con số 13 triệu người thay vì 8 triệu người vào năm 2023. Khởi điểm chính là ở một số quốc gia thuộc châu Á – Thái Bình Dương, tiếp đến là châu Phi và khu vực cận Sahara, vùng Cận Đông và Bắc Phi. Nếu tình trạng căng thẳng ở Ukraine còn kéo dài thì tình hình sẽ còn tồi tệ hơn nữa sang các năm tiếp theo.
Đáng sợ hơn cả, câu chuyện lạm phát ở các quốc gia giàu có khiến các quốc gia nghèo khó chịu thiệt thòi.
Sự bất ổn trong chuỗi cung ứng toàn cầu cùng với lạm phát kéo dài là một thách thức lớn. Các nước cần tập trung sản xuất nội địa thay vì phụ thuộc vào việc cung ứng đến thị trường quốc tế không ổn định.
Tuy nhiên, ngay cả khi đầu tư vào hệ thống sản xuất tại chỗ tại thời điểm này thì hiệu quả chỉ có thể thu được trong nhiều năm tới chứ không thể tại thời điểm hiện tại.
Zoe (Nguồn Reuters)