Kế hoạch kích cầu khá chậm trễ và xu hướng tiêu dùng cận biên thấp.
Nhiều nhà kinh tế đã đặt câu hỏi về kế hoạch kích thích nghìn tỷ đô la của chính phủ Nhật Bản, họ chỉ ra rằng tác động của chính sách này đối với tăng trưởng tiêu dùng là không rõ ràng, và nó sẽ làm tăng thâm hụt tài khóa của chính phủ và nhiều vấn đề khác.
Ngày 23/11, Nomura Securities đã đưa ra một báo cáo phân tích chi tiết nhiều khía cạnh của kế hoạch kích cầu và nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề so với quy mô dự kiến, cuối cùng chỉ ra rằng kế hoạch kích cầu nghìn tỷ tồn tại nhiều hạn chế.
Chính sách có phần tụt hậu và xu hướng tiêu dùng cận biên thấp là những lý do chính khiến kế hoạch kích cầu nghìn tỷ đô la gặp hạn chế.
Kê hoạch kích cầu bao gồm những gì?
Ngày 19/11, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã công bố kế hoạch kích thích kinh tế 55,7 nghìn tỷ yên (tương đương 488 tỷ USD), lớn nhất trong lịch sử, nhằm hỗ trợ phục hồi kinh tế sau đại dịch và thực hiện “chủ nghĩa tư bản kiểu mới của Nhật Bản”.
Nomura Securities chỉ ra rằng lý do khiến số tiền này vượt xa quy mô dự kiến của thị trường là 40 nghìn tỷ yên chủ yếu là do một phần nó được chuyển từ phân bổ ngân sách ban đầu năm tài chính 2022 và năm tài chính 2020, vì vậy kế hoạch kích thích kinh tế đã tăng lên đáng kể. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch phát hành trái phiếu trị giá 22,1 nghìn tỷ yên để hỗ trợ tài chính cho kế hoạch kích cầu.
Cụ thể, lần này Chính phủ Nhật Bản đã hoàn tất gói kích thích kinh tế với tổng quy mô 78,9 nghìn tỷ yên, bao gồm 55,7 nghìn tỷ Yên nói trên là chi kích thích tài khóa, còn lại là chi tiêu tư nhân.
Gói kích thích kinh tế chủ yếu bao gồm bốn khía cạnh:
1. Ngăn chặn sự lây lan thêm của dịch bệnh;
2. Tiếp tục các hoạt động kinh tế, xã hội, chung sống với dịch và chuẩn bị cho sự xuất hiện của các đợt đỉnh dịch tiếp theo;
3. Thúc đẩy “chủ nghĩa tư bản kiểu mới của Nhật Bản” và xây dựng một xã hội hướng tới tương lai;
4. Giảm thiểu và ngăn ngừa thiên tai thông qua các biện pháp khác nhau để nâng cao khả năng phục hồi của đất nước.
Trong đó, “chủ nghĩa tư bản kiểu mới của Nhật” bao gồm hai phần:. tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập. Ông Kishida nói rằng nếu không có phân phối, sẽ không có tăng trưởng kinh tế. Ông hy vọng sẽ tạo ra sự phát triển và phân phối kinh tế đi kèm với đạo đức. Thông qua việc áp dụng các biện pháp kinh tế mới, thu nhập của công dân Nhật Bản sẽ được tăng lên nhiều nhất có thể và thúc giục các doanh nghiệp tư nhân phân phối hợp lý các quyền lợi cho người lao động.
Báo cáo của Nomura Securities chỉ ra rằng các chính sách được đưa ra để “tăng trưởng” bao gồm thiết lập các chương trình quỹ đại học để nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế và hỗ trợ cho những hộ gia đình, sinh viên và người lao động tạm thời bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Tại sao kế hoạch kích cầu tồn tại hạn chế?
Tuy nhiên, Nomura Securities cho rằng mặc dù kế hoạch kích thích nghìn tỷ USD là lớn, nhưng hiệu quả hạn chế và sẽ tạo ra thâm hụt tài khóa kỷ lục.
Trước hết, một đặc điểm đáng chú ý của gói kích cầu là độ trễ, ví dụ như tăng thu nhập của người dân để đối phó với dịch bệnh. Các biện pháp này ít có tác dụng tăng đầu tư, đặc biệt là đầu tư dài hạn.
Thứ hai, tỷ lệ chi tiêu cao và hiệu ứng số nhân thấp không có tác dụng lớn trong thúc đẩy nhu cầu trong ngắn hạn. Nomura Securities cho rằng mức tiêu dùng cận biên tối đa của khoản chi tiêu này chỉ là 40%.
Kể từ tháng 5 năm ngoái, Nhật Bản đã phát séc 100.000 yên cho mọi người dân. Các nhà phân tích ước tính rằng khoảng 70% số tiền cuối cùng được gửi vào ngân hàng, điều này sẽ không giúp thúc đẩy tiêu dùng nói chung.
Theo tính toán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nợ của Chính phủ Nhật Bản sẽ lên tới 257% GDP vào năm 2021.