Khi lạm phát trầm trọng xảy ra, nhà cửa xe cộ sẽ “trở thành vô giá trị”, lương thực mới là “đồng tiền cứng” thực sự.
Kể từ đầu năm 2021, giá dầu thô quốc tế đã tăng hơn 60%, trực tiếp đẩy giá dầu ở nhiều nước lên mức cao mới. Xăng RON 95 của Trung Quốc đã vượt 1,25 USD, giá bán lẻ xăng ở Nhật Bản và Hàn Quốc vượt quá 1,41 USD, và giá xăng ở Mỹ đã tăng mạnh, hơn 1,57 USD và một số khu vực ở Mỹ cao tới 2,19 USD.
Ngoài giá dầu, các mặt hàng thiết yếu hàng ngày như rau, thịt cũng tăng mạnh. Giá hàng hóa của Hàn Quốc vốn đã cao, nhưng hiện nay thịt bò Hàn Quốc đã vượt quá 157 USD / kg, và giá các loại đậu, trứng, các sản phẩm từ sữa và các loại thực phẩm khác đang tăng, và việc tăng giá đã trở thành một hiện tượng toàn cầu.
Việc tăng giá lần này liên quan nhiều đến đợt xả tiền lớn kể từ đợt dịch bệnh năm ngoái. Khi đại dịch ập đến vào năm 2020, kinh tế thế giới buộc phải bấm nút tạm dừng và đến nay, nền kinh tế thế giới đang hướng tới phục hồi.
Đặc biệt là tại Mỹ, từ năm ngoái, đi cùng với việc nới lỏng định lượng, Mỹ đã bơm một lượng tiền lớn vào thị trường, quy mô nợ của Mỹ đã vượt quá 28 nghìn tỷ USD, đạt mức cao kỷ lục. Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng, và bong bóng tiếp tục mở rộng. Đồng thời, cuộc khủng hoảng lạm phát ở Mỹ đã lên đến mức cao kỷ lục, và giá cả các mặt hàng cơ bản đã tăng mạnh.
Không còn nghi ngờ gì nữa, một đợt lạm phát bao trùm thế giới đang đến và hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đều đang tăng giá đáng kể. Tuy nhiên, dù mức lạm phát toàn cầu hiện nay rất cao nhưng vẫn chưa phải là lạm phát trầm trọng, một khi lạm phát trầm trọng xảy ra thì nhà cửa, ô tô, vàng bạc,… sẽ vô giá trị.
Lạm phát là một thuật ngữ kinh tế, trong quá trình phát triển kinh tế, lạm phát xuất hiện ở mức độ nhẹ, giá cả có xu hướng tăng nhẹ và mức lương cũng tăng lên, có lợi cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nếu giá cả tăng mạnh hàng năm, tăng liên tục thì chắc chắn sẽ rơi vào khủng hoảng lạm phát trầm trọng, rất bất lợi cho sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế.
Trong số các quốc gia bị lạm phát trầm trọng, Venezuela là ví dụ điển hình nhất. Lạm phát ở Venezuela nghiêm trọng như thế nào? Năm 2019, tỷ lệ lạm phát vượt 9.000% và lên tới 3.000% vào năm 2020. Dự kiến lạm phát tại Venezuela sẽ vượt 5.000% trong năm nay. Tờ tiền lớn nhất có mệnh giá 1 triệu bolivar, tuy nhiên, nó chỉ là một con số.
Để mua các mặt hàng cơ bản như gạo, họ cần phải sử dụng một gói tiền giấy lớn, “triệu phú” và “tỷ phú” ở khắp mọi nơi trên đường phố, nhưng giá cả hàng hóa cũng tăng đến mức đáng kinh ngạc. Ở một mức độ nhất định, lương cơ bản hàng tháng của Venezuela thậm chí không đủ khả năng chi trả 2 lạng thịt, điều này cũng gây ra tình trạng thiếu nhiều loại thực phẩm.
Venezuela vốn là một quốc gia tương đối giàu có về dầu mỏ, nhưng kể từ sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 2014, giá dầu quốc tế đã giảm mạnh. Nền kinh tế Venezuela ngày càng trở nên mong manh hơn, và cuối cùng gây ra lạm phát trầm trọng và giá cả tăng vọt.
Vì vậy, khi lạm phát trầm trọng xảy ra, nhà cửa xe cộ sẽ “trở thành vô giá trị”, ngôi nhà sẽ chỉ là nơi ở,xe chỉ là phương tiện để đi, mất hẳn giá trị, muốn bán lại cũng không ai mua.
Nhiều người sẽ sử dụng vàng như một phương tiện bảo vệ tốt nhất. Thực tế không phải vậy. Cách đây 10 năm, vàng có giá khoảng 1.900 USD, nhưng bây giờ chỉ còn khoảng 1.700 USD. Nếu ai nắm giữ vàng trong hơn 10 năm, cuối cùng họ sẽ chỉ chịu thiệt thòi. Nhà kinh tế nổi tiếng Mã Quang Viễn nói rằng vàng không phải là một sản phẩm đầu tư và việc tích trữ vàng để kiếm lời là một lời nói dối.
“Đồng tiền cứng” thực sự là gì?
Thực tiễn đã chứng minh rằng chỉ có một thứ mới là “đồng tiền cứng”, khi khủng hoảng lạm phát trầm trọng xảy ra thì tầm quan trọng của lương thực là điều hiển nhiên và nó sẽ trở thành thứ quan trọng nhất. Khi đó, tiền giấy gần như đã trở thành giấy vụn, và lương thực sẽ rất khan hiếm. Thức ăn của nhiều người đã trở thành vấn đề lớn nhất. Nhà cửa, xe hơi, … không còn là những thứ quý giá nhất. Chỉ có thực phẩm mới có thể làm cho con người no bụng. Đây là bản năng và nhu cầu cơ bản nhất của con người.
Tất nhiên, mặc dù tỷ lệ lạm phát toàn cầu hiện nay đang tăng lên, nhưng nó vẫn chưa đến mức lạm phát trầm trọng, và tỷ lệ lạm phát vẫn nằm trong phạm vi có thể kiểm soát được. Với sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế thế giới trong vài năm tới, mức độ lạm phát cũng sẽ được giảm bớt, đồng thời tăng mức tiền lương và thu nhập để tỷ lệ lạm phát được duy trì trong một mức hợp lý.