Trên lý thuyết một nền kinh tế sẽ được cho là suy thoái nếu tăng trưởng âm 2 quý liên tiếp.
Tăng trưởng âm là biểu hiện của suy thoái
Tối 28/7/2022, Mỹ công bố số liệu tăng trưởng GDP toàn nước Mỹ giảm 0,9% trong khi quý I đã ghi nhận mức giảm 1,6%. Nền kinh tế Mỹ chứng khiến tăng trưởng âm liên tiếp từ tháng 4 đến tháng 6, điều này làm dấy lên lo ngại về một cuộc suy thoái cận kề.
Báo cáo tăng trưởng trong quý I đã nói lên thực trạng toàn nền kinh tế. Tốc độ chi tiêu của người dân giảm sút, hàng tồn kho giảm do doanh nghiệp chậm cung ứng hàng hóa.
Cùng với đó, lãi suất cho vay cao hơn do FED chính thức tăng lãi suất chuẩn lên mức 75 điểm cơ bản khiến các hoạt động liên quan đến nhà đất bị giảm doanh thu. Sức nặng của thị trường đè lên người tiêu dùng vốn đang phải chịu các khoản vay tăng lãi suất.
Sau khi tăng lãi suất nhằm hạ nhiệt lạm phát, FED vẫn hy vọng đạt được một “soft landing” vốn là mục tiêu rất khó khăn trong thời điểm hiện tại: Câu hỏi làm cách nào để chặn đà lạm phát mà không ảnh hưởng đến kinh tế toàn ngành là một thách thức.
Không chỉ Mỹ, nền kinh tế thế giới cũng đang khó chịu với cụm từ lạm phát, đặc biệt ảnh hưởng từ xung đột Nga – Ukraine khiến giá lương thực và năng lượng tăng mạnh. Sự suy thoái có lẽ sẽ gõ cửa châu Âu trước tiên bởi đây là khu vực chịu tổn thương lớn nhất khi giá năng lượng không chịu ngủ đông.
Tại Mỹ, lạm phát và nỗi sợ suy thoái làm xói mòn niềm tin của người tiêu dùng, chưa bao giờ nền kinh tế số 1 thế giới lại phát đi những tín hiệu đáng thất vọng đến thế.
Cuộc bầu cử vào ngày 8/11 chuẩn bị đến gần, tỷ lệ ủng hộ dành cho Tổng thống Joe Biden đã giảm, Đảng Dân chủ đối mặt với sự mất kiểm soát đối với Hạ viện và Thượng viện. Trước muôn vàn khó khăn, Tổng thống Joe Biden liệu có tái đắc cử?
Số liệu không biết đánh lừa
Chủ tịch FED Jerome H.Powell đặt ra mối nghi ngờ về sự suy thoái xảy ra với nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, ông Powell lưu ý về các chỉ số việc làm trong 6 tháng đầu năm với 2,7 triệu lao động được bổ sung, tỷ lệ thất nghiệp 3,6% – mức thấp nhất trong 50 năm. Có hay không tín hiệu của một nền kinh tế suy thoái khi tỷ lệ việc làm ổn định đến vậy?
Chuyên gia kinh tế trưởng Sal Guatieri đến từ BMO Capital Markets cho biết: “GDP toàn ngành tăng trưởng âm sẽ làm dấy lên một cuộc tranh luận về việc Mỹ có đang tiến đến thời kỳ suy thoái hay không. Thực tế khi nhìn vào tình hình lao động và việc làm lại có vẻ như phản đối”.
Song, Guatieri cho biết: “nền kinh tế đang thoi thóp đối mặt với tình hình lạm phát, lãi suất cho vay tăng nóng, nền kinh tế bị thắt chặt”.
Chỉ số CPI tháng 6 là 9,1% – mức tăng cao nhất kể từ năm 1981. Mặc dù chính sách tăng lương được thông qua nhưng vẫn không theo kịp giá cả hàng hóa.
Người tiêu dùng Mỹ thận trọng hơn trong việc tiêu dùng, song chỉ số tiêu dùng vẫn tăng 1% trong quý II, giảm 1,8% so với quý I và 2,5% trong quý IV/2021.
Dựa vào ý kiến của Chủ tịch FED, Tổng thống Joe Biden bác bỏ các lập luận về sự suy thoái, Nhà Trắng nhấn mạnh rằng mặc dù GDP giảm liền trong 2 quý liên tiếp nhưng thị trường việc làm sôi động cùng tỷ lệ thất nghiệp thấp nhưng nền kinh tế Mỹ vẫn phát triển.
“Chủ tịch Powell và các nhân viên ngân hàng chủ chốt cùng các nhà kinh tế đều nói rằng nền kinh tế nước Mỹ không suy thoái”, ông chủ Nhà Trắng phản biện.
Việc quyết định Mỹ đang suy thoái hay tăng trưởng từ lâu được coi là nhiệm vụ của Cục Nghiên cứu kinh tế Quốc gia (NBER).
Định nghĩa suy thoái được hiểu là sự suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn ngành kéo dài hơn 1 tháng. Trên lý thuyết một nền kinh tế sẽ được cho là suy thoái nếu tăng trưởng âm 2 quý liên tiếp.
Chuyên gia kinh tế trưởng Joshua Shapiro thuộc Maria Fiorini Ramirez Inc., cho hay: “Nếu chúng ta chưa rơi vào suy thoái, thì chúng ta sẽ sớm đối mặt với 1 cái kết có hậu hơn”.