Sau gần 7 tháng và hơn 8.4 triệu email trong danh sách chờ, mới đây, thị trường NFT Coinbase đã mở cho cộng đồng nhưng chỉ ghi nhận con số 150 giao dịch trong ngày.
Thị trường NFT Coinbase mở cửa sau 7 tháng chờ đợi
Sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới Coinbase đã mở thị trường NFT beta cho cộng đồng vào ngày 04/05. Các dữ liệu on-chain cho thấy tổng khối lượng giao dịch ghi nhận là 150 với doanh thu 75.000 USD.
Các dữ liệu được Dune Analytics ghi nhận dựa trên tổng số tiền giao dịch hiển thị thông qua Giao thức 0x, cơ sở hạ tầng đằng sau thị trường của Coinbase. Mặc dù không phải tất cả các giao dịch đều được đảm bảo từ Coinbase nhưng 0x vẫn là đối tác duy nhất hỗ trợ NFT cho Coinbase.
So với sự kỳ vọng từ danh sách chờ của thị trường với hơn 8.4 triệu địa chỉ email đăng ký, con số thực tế được chọn để tạo hồ sơ để mua và bán NFT là rất ít ỏi. Các phân tích cho thấy, tính đến ngày 05/05, chỉ có hơn 1.200 tổng số người dùng đã giao dịch trên nền tảng này, chiếm khoảng 0.014% danh sách chờ.
Các số liệu về khối lượng thị trường tình bằng USD cũng không đạt mức cao khi chỉ ghi nhận 74.700 USD khối lượng giao dịch trên thị trường mới. Trong khi đó, dữ liệu cùng ngày cho thấy, thị trường NFT OpenSea đã ghi nhận khối lượng giao dịch 1.18 tỷ USD.
Việc mất gần 7 tháng tính từ thời điểm công bố danh sách chờ cho tới khi ra mắt là quá lâu, khiến cho cộng đồng có thêm nhiều lựa chọn khác như OpenSea hay LookingRare thay vì chờ đợi Coinbase.
Một số ý kiến cũng cho rằng, hiện tại, thị trường Coinbase cũng không có nhiều sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh khi vẫn cần một ví tiền lưu ký và yêu cầu phí gas. Trong tương lai, Coinbase cho biết sẽ sớm thay đổi điều này với việc hợp tác với Mastercard để thúc đẩy nền tảng thân thiện hơn với người dùng và cho phép mua NFT bằng thẻ tín dụng.
Trước khi công bố doanh thu quý 1 vào ngày 13/05 tới, việc số lượng người dùng thấp đã khiến cổ phiếu Coinbase giảm 68% so với mức cao nhất mọi thời đại là 357 USD vào ngày 10/11/2021 xuống chỉ còn 112 USD vào ngày 29/04 vừa qua.
Nguồn: Cointelegraph