Hiện nay, năng lượng toàn cầu đang lâm vào khủng hoảng mất cân đối nguồn cung, giá khí đốt tự nhiên cao trong thời gian dài gián tiếp kích thích nhu cầu tiêu thụ dầu của thị trường, đồng thời giá dầu cũng đang tăng mạnh, một số đại gia dầu khí sẽ không bỏ phí cơ hội tốt này để “làm giàu”.
Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu bất ngờ đã “bóp nghẹt” nhiều quốc gia có trữ lượng năng lượng thấp, dầu mỏ và khí đốt tự nhiên bị thị trường giành giật, thậm chí than gần như trở thành “hàng hiếm”.
Nga, một quốc gia năng lượng lớn, đã kiếm được rất nhiều tiền. Một số tổ chức dự đoán rằng Nga sẽ kiếm được khoảng 125 tỷ USD trên thị trường dầu khí trong năm nay. Ngoài Nga, “vua dầu khí” Saudi Aramco (Công ty Dầu Ả Rập Xê Út) cũng nhân cơ hội bán dầu và thu lợi khủng.
Theo báo cáo mới nhất của phương tiện truyền thông vào đầu tuần này, nhu cầu dầu mạnh mẽ đẩy giá dầu tiếp tục tăng. Nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới – Ả Rập Xê Út báo cáo mức tăng GDP tăng đáng kể trong quý III năm nay, mức tăng hàng tháng là 5,8%, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu mức tăng lớn nhất trong 10 năm qua (kể từ năm 2012).
Trong số đó, nền kinh tế liên quan đến dầu mỏ tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái và nền kinh tế không liên quan đến dầu mỏ tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Số liệu thống kê cho thấy hiện tại, doanh thu từ dầu mỏ của Ả Rập Xê Út đã vượt mức trước khi có dịch, tháng 7 năm nay, doanh thu từ dầu mỏ của nước này đạt 19 tỷ USD.
Tính đến ngày 8/11 năm nay, giá dầu quốc tế đóng cửa ở mức 82,19 USD / thùng, cố định ở ngưỡng 80 USD. Ngày 25/10, giá dầu này đã từng phá mốc 85 USD. Trước tình hình giá dầu “nóng” như vậy, Mỹ, đang trong cơn bão lạm phát, đã vội vàng yêu cầu tổ chức OPEC + tăng nguồn cung dầu để kiềm chế giá dầu. Tuy nhiên, OPEC + phớt lờ sức ép từ Mỹ và giữ nguyên mức tăng hàng tháng theo kế hoạch là 400.000 thùng / ngày.
Tuy nhiên, có thông tin cho rằng ngoài việc gây sức ép lên OPEC +, Mỹ còn có hai động thái lớn khác để đối phó với việc giá dầu tăng cao là thắt chặt xuất khẩu dầu và giải phóng lượng dầu dự trữ cho thị trường dầu của nước này. Mỹ có thể sẽ tung ra thị trường nước này hơn 600 triệu thùng dầu dự trữ để đạt được mục đích “hạ nhiệt” giá dầu.
Với tư cách là thành viên của OPEC +, Ả Rập Xê-út giải thích rằng họ không tăng sản lượng khai thác dầu vì lo lắng về tình trạng dư cung trên thị trường dầu trong tương lai, nước này cho rằng nhiều nước hiện đang đánh giá quá cao thị trường dầu, thực tế là nhu cầu cho dầu mỏ trong tương lai không cao như tưởng tượng.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng nguồn cung dầu hiện nay đang dần bị hạn chế, một số tổ chức trong ngành đã nhận định rằng nhu cầu dầu toàn cầu hiện tại đã trở lại mức trước dịch bệnh là hơn 100 triệu thùng / ngày. Trong bối cảnh đó, Tập đoàn dầu mỏ quốc doanh của Saudi Arabia Aramco cũng không ngần ngại đã đẩy mạnh nỗ lực ” đào vàng”. Ngày 5/11 năm nay, Saudi Aramco thông báo tăng mạnh giá dầu bán sang châu Á, điều này sẽ làm gia tăng sức ép kinh tế lên các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ.
Thống kê cho thấy giá dầu thô giao cho khách hàng châu Á của công ty trong tháng 12 sẽ tăng mạnh đến 2,7 USD / thùng, đây là mức cao hơn 1,30 USD của tháng 11 và vượt quá kỳ vọng của thị trường.