Khủng hoảng ngân hàng và nhiệm vụ bất khả thi của FED  

FED phải xử lý cùng một lúc bộ 3 bất khả thi: Giảm lạm phát, ổn định tiền tệ và cân bằng tăng trưởng việc làm.

FED phải xử lý cùng một lúc bộ 3 bất khả thi: Giảm lạm phát, ổn định tiền tệ và cân bằng tăng trưởng việc làm.

Cảnh báo 186 ngân hàng Mỹ có khả năng sụp đổ

FED có giảm lãi suất trong năm nay?

Có vẻ như nhiều nhà bình luận quá vội vàng khi chấp nhận quan điểm rằng chính sách của FED đang bước sang giai đoạn mới được ví như “phát bazooka” kể từ khi ba ba ngân hàng lớn của Mỹ sụp đổ nhằm bảo vệ hệ thống tài chính.

Trên thực tế, phát bazooka này sẽ mở lỗ hổng lớn trong thành trì chính sách của FED khiến cơ quan này khó khăn trong quyết định tăng/giảm lãi suất sắp tới.

Sự thất bại nặng nề của SVB, Signature Bank và Silvergate đã phản ánh sự quản lý yếu kém của cả 3 công ty với những sai sót trong việc quản lý giám sát. Dư luận buộc FED và SEC phải mở các cuộc điều tra, đồng thời xem xét tăng cường quy định đối với các ngân hàng tầm trung.

Sự sụp đổ không đáng có của các ngân hàng có vốn hóa hàng trăm tỷ USD phản ánh “điểm đen” trong chiến dịch tăng lãi suất nhằm đối đầu với lạm phát.

Sau khi thả lỏng nền tài chính Mỹ tự do, FED siết chặt túi tiền khổng lồ bằng các đợt tăng lãi suất dồn dập, nó chỉ thực sự được phanh lại sau khi hiểu lầm lạm phát là tức thời được giải quyết – chưa bao giờ vấn đề lạm phát được coi là tình trạng tạm thời.

Không có gì lạ lẫm khi điều này đã khiến các tổ chức doanh nghiệp rơi vào thế khó khi tiêu chuẩn vay vốn bị siết chặt với lãi suất tương đối cao.

SVB sụp đổ, FED đã nhanh chóng mở ra cánh cửa mới khi cho phép các khách hàng nhận tiền mặt. Trước đó, chỉ những khách hàng có khoản tiền gửi dưới 250.000 USD mới có thể rút tiền nhờ được luật liên bang bảo vệ.

Ngoài ra, FED khởi động chương trình cấp vốn cho phép các ngân hàng trong nước vay hàng ngàn tỷ USD nhằm giúp họ đương đầu rủi ro tài chính gây ra sau khi SVB sụp đổ.

FED đã bơm 300 tỷ USD vào nền tài chính Mỹ – con số này bằng đến một nửa lượng thanh khoản đã bị FED thu lại trong suốt năm 2022, thời kỳ thắt chặt định lượng và nâng lãi suất để đối phó với tình trạng lạm phát. FED cứu trợ ngân hàng nhằm tránh một cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra trên diện rộng.

Bộ ba bất khả thi

ED phải xử lý cùng một lúc bộ 3 bất khả thi: Giảm lạm phát, ổn định tiền tệ và cân bằng tăng trưởng việc làm.

Trước những lo ngại về ổn định tài chính có vẻ đang đi ngược lại tham vọng thắt chặt chính sách tiền tệ để giảm lạm phát cao, vấn đề giảm lạm phát, ổn định tiền tệ và cân bằng tăng trưởng việc làm trở thành vấn đề phức tạp khiến FED cần phải cân nhắc xử lý trong tuần này.   

Theo dự đoán, có vẻ như FED sẽ thay đổi việc tăng 50 bps sang giai đoạn cân bằng. Nhiều khả năng điều này sẽ xảy ra bất chấp sự gia tăng trở lại của lạm phát và tình hình lao động tốt hơn cả dự kiến.

Không có gì ngạc nhiên khi FED sẽ bị “sự cám dỗ” che tầm mắt trong tuần tới, phụ thuộc vào những con số. Có hai sự lựa chọn, một tăng lãi suất thêm 25 bps phản ứng với dữ liệu kinh tế mới trong tuần này, hai là giữ nguyên cặt cắt giảm lãi suất trước số liệu thị trường.

Nếu dừng tăng lãi suất ở đây thì ông Powell cũng chẳng thất bại trong cuộc chiến chống lạm phát. Còn nếu tăng, họ sẽ thua trong cuộc chiến ổn định hệ thống tài chính.  

Bộ 3 trên sẽ trở thành vấn đề khó giải quyết đòi hỏi một sự thỏa hiệp nhất là khi triển vọng tăng trưởng yếu kém dần cho các quy định về vay vốn bị thắt chặt làm lộ rõ lỗ hổng trong hệ thống ngân hàng và các công ty tài chính. Điều này chỉ làm tăng thêm rủi ro lạm phát mà không làm khởi sắc tình hình.

Trong ngắn hạn, FED nên tham khảo cách làm của ECB trong việc phát đi thông báo rõ ràng về những rủi ro khi sử dụng chính sách tiền tệ.

Trong dài hạn, cần phải xử lý triệt để lỗ hổng cấu trúc lãi suất của FED, cần xem xét linh hoạt mục tiêu lạm phát 2%.  

Điều này không hề dễ dàng đối với FED nhưng lại là cách tốt nhất với nước Mỹ ở thời điểm hiện tại. Dĩ nhiên, nó cũng sẽ áp lực chính trị đè nặng lên vai của Cục dự trữ liên bang.

Nguồn Financial Times

Trader_Z

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác

Exit mobile version