Thị trường lao động Mỹ bị thắt chặt để kìm hãm lạm phát leo thang

Thị trường lao động Mỹ bị thắt chặt nhất kể từ năm 1950 để kìm hãm lạm phát leo thang

Theo Jefferies Group LLC, được thúc đẩy bởi tình trạng thiếu lao động, áp lực tiền lương sẽ trở thành nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát của Mỹ trong nửa cuối năm tới.

Aneta Markowska, nhà kinh tế tài chính trưởng tại Jefferies nhấn mạnh: “Chúng tôi tin rằng nước Mỹ đang bước vào gia đoạn thị trường lao động thắt chặt nhất kể từ năm 1950”.

Lương của người lao động dù đã được tăng mạnh song ngần ấy là chưa đủ khi giá cả liên tục tăng cao mất kiểm soát. Nếu tính đến lạm phát, lương trung bình theo giờ ở Mỹ (lương thực tế) trong tháng 10/2021 đã giảm 1,2% so với tháng 10/2020.

Áp lực tiền lương được hi vọng sẽ giảm nhưng câu chuyện lạm phát sẽ là bài toán khó với các nhà chính sách kể cả khi nút thắt trong chuỗi cung ứng được tháo gỡ.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng 10 đã tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng theo năm cao kỷ lục kể từ tháng 11/1990. Nếu không tính lương thực và năng lượng, lạm phát tiêu dùng đã tăng 4,6% so với năm 2020.

Các nhà hoạch định chính sách, bao gồm cả các chuyên gia tại Nhà Trắng và cục Dự trữ Liên bang (FED) đánh giá các chỉ số lạm phát cao gần đây là do chuỗi cung ứng gặp khó khăn. Kỳ vọng chung là khi những áp lực cung ứng giảm bớt, lạm phát sẽ thuyên giảm.

Tổng thống Joe Biden cam kết xử lý tình trạng lạm phát đang đe dọa nước Mỹ.

Tình hình lạm phát thách thức chính phủ Joe Biden

Dĩ nhiên, quan điểm lạc quan đó đã bị thách thức trong tuần này khi giá một loạt mặt hàng tăng vọt đáng kể: Tính đến tháng 10, giá xăng đã tăng gần 50%, giá thịt tăng 14,5% và giá thuê cơ bản đã tăng 3,5%.

Chỉ số lạm phát gia tăng liên tục trong 3 tháng buộc FED phải nhìn lại “FED buộc phải phản ứng bởi những áp lực trước mắt”, Markowska nhấn mạnh.

Ray Attrill – Trưởng phòng Chiến lược ngoại hối tại Ngân hàng National Bank of Australia đã cảnh báo Tổng thống Mỹ Joe Biden: “Nếu niềm tin của người tiêu dùng được coi là đang chịu tác động của lạm phát giá giá lên tới 6% thì nó không chỉ là vết đau của FED mà còn là vấn đề chính trị đối với Nhà Trắng”.

Nhiều người Mỹ đang hình dung đến giai đoạn đen tối của thời kỳ “lạm phát đình trệ” trong những năm 1970 khi tỷ lệ thất nghiệp và giá hàng hóa đều tăng cao.

Tuy nhiên, ở Mỹ, điều đáng đặt hi vọng là tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đang dưới 4,6%, các hộ gia đình có tình hình tài chính khá ổn định.   

Tổng thống Joe Biden trấn an bằng lời hứa đầy sức nặng coi việc chống lạm phát ở Mỹ là “ưu tiên hàng đầu”. Ông khẳng định gói chi tiêu cho cơ sở hạ tầng do ông đề xướng trị giá 1.200 tỷ USD sẽ tháo gỡ những tắc nghẽn đang tồn tại để đảm bảo nguồn cung. Đồng thời khẳng định tình trạng lạm phát hiện tại sẽ chỉ mang tính ngắn hạn.

Vào 15/11 (giờ Mỹ) Tổng thống Nhà Trắng đã đặt bút ký thành luật dự luật cơ sở hạ tầng trị giá 1.200 tỷ USD. Đây là dự luật nhằm cải tổ cơ sở hạ tầng lớn nhất của Mỹ trong hơn 50 qua. Ngay khi trở thành điều luật, gói 1.200 tỷ USD được kỳ vọng cải thiện đời sống hàng ngày cho toàn thể dân chúng nước Mỹ.

Zoe Nguyen (Nguồn Bloomberg)

Exit mobile version