Xuất khẩu cá tra vẫn tăng trưởng bất chấp tình hình dịch bệnh phức tạp
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam 9 tháng đầu năm 2021 ước đạt 1054 tỷ USD, tăng 6,2% so với năm 2020, mặc dù trong tháng 8 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 85 triệu USD giảm 31% so với tháng 7/2021.
Cá tra Việt Nam có mặt ở 139 thị trường trên Thế Giới và nhu cầu thị trường vẫn mở rộng. Tuy nhiên, do nhiều nhà máy chế biến cá tra tại Đồng bằng sông Cửu Long phải đóng cửa hoặc giảm tối đa công suất do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 lần thứ 4 nên tác động lớn đến chuỗi cũng ứng cá tra xuất khẩu.
Tính đến ngày 15/9/2021, diện tích thả nuôi cá tra toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long mới đạt 3.516 ha, tương ứng 74,3% so với cùng kỳ 2020. Trong 2 tháng 7-8/2021, diện tích thả nuôi cá tra đã giảm tới 50 – 55% so với các tháng trước khi các tỉnh phía nam phải thực hiện giãn cách xã hội. Theo thống kê, sản lượng cá tra thu hoạch đạt 932 nghìn tấn, tương đương 81,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến nửa đầu tháng 9/2021, sản lượng thu hoạch cá tra cũng giảm 77% so với cùng kỳ.
Trong lĩnh vực chế biến thủy sản, tính đến đầu tháng 9/2021 đã có tới 176/449, chiếm 39,2% cơ sở phải ngừng sản xuất do không đáp ứng được gánh nặng chi phí và điều kiện sản xuất “3 tại chỗ”
Sản xuất linh kiện điện thoại đạt giá trị gần 400.000 tỷ trong 9 tháng
Trong bối cảnh GDP Quý III/2021 giảm đến 6,17% so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của dịch COVID-19, bức tranh kinh tế chung vẫn ghi nhận một số điểm sáng đến từ một số sản phẩm công nghiệp chủ lực. Điển hình như, theo báo cáo của tổng cục thống kê, mảng linh kiện điện thoại gây ấn tượng với mức tăng trưởng đạt 50% trong Quý III/2021.
Trước đó, trong Quý I và Quý II/2021 mặt hàng này tăng lần lượt là 35% và 44,4%. Ước tính, giá trị sản xuất linh kiện điện thoại trong 9 tháng đầu năm 2021 đạt 395.600 tỷ đồng
Xuất khẩu rau quả tăng ở một số thị trường
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng rau quả sụt giảm liên tiếp trong 4 tháng qua. Tổng giá trị xuất khẩu rau quả trong tháng 8/2021 giảm 13,7% so với tháng 7/2021 và giảm 17% so với cùng kỳ năm 2020, chỉ đạt với mức 228,96 triệu USD.
Tính trung 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước đạt 2,52 tỷ USD, tăng 11,8% so với 8 tháng năm 2021. Trong đó, 56,8% tổng sản lượng rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, đạt trên 1.43 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020. Đứng sau thị trường chủ đạo Trung Quốc là một số thị trường đạt kim ngạch trên 100 triệu USD như thị trường Đông Nam A đạt 168,93 triệu USD, chiếm 6,7%, giảm 10,6% so với cùng kỳ năm 2020. Thị trường Mỹ cũng đạt 150,87 triệu USD, tăng 43,4% so với cùng kỳ trước đó.
Xuất khẩu gỗ tăng 31,9% trong 9 tháng bất chấp nhiều khó khăn
Theo thông tin mới nhất từ Tổng cục lâm nghiệp (Bộ NN&PT Nông thôn), trị giá xuất khẩu lâm sản tháng 9/2021 đạt 821 triệu USD, giảm 8,2% so với tháng 8/2021. Lũy kế 9 tháng 2021 đạt 11.97 tỷ USD, tăng 31.9% so với cùng kỳ 2020.
Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ đạt 11.14 tỷ USD, tăng 30,9% so với cùng kỳ năm trước; lâm sản ngoài gỗ đạt giá trị 832 triệu USD, tăng 46,4% so cùng kỳ năm 2020.
Thị trường xuất khẩu gỗ và lâm sản chính của Việt Nam gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc hiện nay chiếm trên 90% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản.
Xuất khẩu xi măng tăng 19%
Vụ vật liệu xây dựng thuộc Bộ xây dựng cho biết, trong tháng 9, dù sản lượng tiêu thụ xi măng trên toàn thị trường trong nước và xuất khẩu chỉ đạt 6,7 triệu tấn, giảm tới hơn 1,3 triệu tấn so với tháng 8/2021 nhưng nếu tính chung từ đầu năm đến nay, mức tiêu thụ sản phẩm xi măng vẫn đạt gần 77.5 triệu tấn, tăng 3.5% so với cùng kỳ 2020.
Đáng chú ý, trong khi tiêu thụ xi măng tại thị trường nội địa 9 tháng qua vẫn duy trì sản lượng gần 45.6 triệu tấn, tương đương so với cùng kỳ năm ngoái thì xuất khẩu xi măng đạt gần 32 triệu tấn, tăng 19%.