Nền kinh tế Trung Quốc đang đối diện với tình hình tăng trưởng tiếp tục đi xuống trong tháng 11 khi tổng doanh số bán ô tô và địa ốc một lần nữa giảm do thảm họa thị trường bất động sản tiếp diễn.
Tính đến thời điểm hiện tại, một câu hỏi đặt ra là sự suy thoái đủ nghiêm trọng để thúc đẩy các nhà chức trách tăng cường hỗ trợ kinh tế Trung Quốc hay không?
Sự sụt giảm mạnh trong lĩnh vực bất động sản được bù đắp 1 phần nhờ xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đi chậm lại với nhiều chỉ số chệnh lệch cũng góp phần làm giảm nhu cầu.
Các đơn đặt hàng xuất khẩu dành cho các đơn vị sản xuất nhỏ lẽ đã tăng vọt trong tháng, dựa trên một cuộc khảo sát với hơn 500 công ty của Standard Chartered Plc.
Nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với sự suy thoái và có vẻ như chưa có tín hiệu sẽ kết thúc.
Các tập đoàn lớn dồn sức tập trung vào xuất khẩu dự tính về con số tổng sản lượng vô cùng lạc quan trong 3 tháng kế tiếp.
Dự trữ thép cây ở mức thấp nhất kể từ giữa tháng 1 năm nay do sản lượng thép xây dựng và kim loại tiếp tục giảm. Điều đáng nói, tình trạng kho dự trữ thấp thường là một tín hiệu rất tốt cho hệ thống kinh tế bởi nó chứng minh rằng nhu cầu xây dựng đang ổn định.
Một điểm trừ, tình hình bất động sản của Trung Quốc trong thời gian gần đây đã hạn chế hoạt động xây dựng và thị trường kim loại sôi động như trước.
Các nhà chức trách trung ương trong tuần này đã tìm kiếm nhiều cơ hội khác để kích thích trái phiếu đồng thời sử dụng tiền để tăng thêm vốn tài trợ cho cơ sở hạ tầng như một phương pháp hỗ trợ phát triển.
Lạm phát tại nhà máy xác nhận không có dấu hiệu giảm bớt trong tháng này, các nhà sản xuất nâng cao thu nhập, tăng tốc với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 7/1995.
Các nhà hoạch định kinh tế Trung Quốc đưa ra kịch bản về một cuộc trấn áp rủi ro tài chính đã ảnh hưởng đến thị trường bất động sản, nhu cầu trong nước tiếp tục chịu ảnh hưởng khi trong động thái mới nhất Bắc Kinh có chiến dịch cực đoan cách ly 7 tuần đối với thuyền viên trước khi cập cảng.
Ngành công nghiệp hàng hải đã phải gánh chịu “đòn đau” vì chuỗi cung ứng. Nhu cầu hạn chế về nhân lực, các cảng tắc nghẽn kéo dài đã đội giá container cao nhất từ trước đến nay. Ở mức 9.146 USD/container 40 feet, giá cước vận tải tăng mạnh gấp 6 lần so với mức trung bình.
Nhiều chủ tàu “trầm cảm” chứng kiến tình trạng container rỗng vỏ, đồng thời rắc rối về vấn đề nhân sự trên thuyền. Việc phân bổ điện bắt đầu từ tháng 9 có thể sẽ kéo dài sang tháng 10, trong khi áp lực chi phí gia tăng tiếp tục bóp nghẹt lợi nhuận của công ty.
Các nhà kinh tế Trung Quốc dự đoán sản xuất công nghiệp sẽ tăng 3% so với một năm trước, tốc độ chậm nhất kể từ khi bắt đầu chậm lại vào đầu năm 2020, theo ước tính trung bình trong một cuộc khảo sát của Bloomberg.
Zoe Nguyen (Nguồn Bloomberg)