Kinh tế vĩ mô là cụm từ thường xuyên được nhắc đến trong ngành kinh tế. Vậy, kinh tế vĩ mô là gì? Hãy cùng vimoney tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Kinh tế vĩ mô là gì?
Theo tham khảo tại tài liệu Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân, kinh tế vĩ mô (macroeconomics) được định nghĩa là ngành của kinh tế học nghiên cứu hoạt động của nền kinh tế với tư cách một tổng thể. Các phân tích kinh tế vĩ mô thường tập trung nghiên cứu vào cơ chế hoạt động của nền kinh tế và xác định các yếu tố chiến lược quy định thu nhập và sản lượng quốc dân, mức sử dụng lao động, giá cả và sự biến động của chúng.
Kinh tế học vĩ mô hay là kinh tế tầm lớn (Macroeconomic), là một phân ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc và hành vi của cả một nền kinh tế nói chung.
Trong kinh tế học, kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô là hai lĩnh vực bao quát nhất. Trong đó, chủ yếu kinh tế học vi mô nghiên cứu về hành vi của các cá thể đơn lẻ, có thể kể đến như công ty, hộ gia đình, cá nhân người tiêu dùng. Kinh tế học vĩ mô đi sâu nghiên cứu các chỉ tiêu cộng hưởng như GDP, tỉ lệ thất nghiệp, chỉ số giá cả, từ đó hiểu được cách hoạt động của cả nền kinh tế.
Hai khu vực nghiên cứu điển hình của kinh tế học vĩ mô là: Nghiên cứu nguyên nhân và hậu quả của biến động ngắn đối với thu nhập quốc gia; Nghiên cứu yếu tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế bền vững.
Với việc bắt nguồn từ các học thuyết trong kinh tế chính trị, kinh tế học vĩ mô kế thừa hệ thống tri thức của môn kinh tế chính trị. Nó hình thành tự sự nỗ lực tách quan điểm chính trị khỏi các vấn đề kinh tế.
Kinh tế học vĩ mô hình thành từ những nỗ lực tách các quan điểm chính trị ra khỏi các vấn đề kinh tế. Các nhà nghiên cứu kinh tế học vĩ mô phát triển các mô hình và các dự báo được chính phủ và các tập đoàn lớn sử dụng để giúp họ phát triển và đánh giá các chính sách kinh tế, từ đó đưa ra các chiến lược quản trị.
Phân biệt kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô
Kinh tế học vi mô:
Mục tiêu nghiên cứu:
- Phân tích cơ chế thị trường thiết lập ra giá cả tương đối giữa các mặt hàng và dịch vụ và sự phân phối các nguồn tài nguyên giới hạn giữa nhiều cách sử dụng khác nhau.
- Phân tích thất bại của thị trường, thời điểmthị trường không vận hành hiệu quả, miêu tả điều kiện cần có trong lý thuyết cho việc cạnh tranh hoàn hảo.
Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu các lý luận cơ bản cho kinh tế học: Cung – cầu, thị trường, giá cả;
- Nghiên cứu các lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
- Nghiên cứu lý thuyết về hành vi của người sản xuất;
- Nghiên cứu cấu trúc thị trường;
- Nghiên cứu về các yếu tố sản xuất: Lao động – vốn – Tài nguyên;
- Nghiên cứu về vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường;
- Nghiên cứu các lý luận về trao đổi, phúc lợi kinh tế;
- Nghiên cứu các lý luận về thất bại thị trường.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp mô hình hoá;
- Phương pháp so sánh tĩnh;
- Phương pháp phân tích cận biên…
Kinh tế học vĩ mô:
Mục tiêu nghiên cứu:
- Giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố như thu nhập quốc gia, sản lượng, tiêu dùng, thất nghiệp, lạm phát, tiết kiệm, đầu tư, buôn bán đa quốc gia và tài chính đa quốc gia.
- Đưa ra các mô hình, dự báo để giúp chính phủ, doanh nghiệp phát triển, đánh giá các chính sách kinh tế cũng như các chiến lược quản trị.
Phạm vi nghiên cứu:
- Tổng sản phẩm, lạm phát, việc làm, chu kỳ kinh tế, tăng trưởng, vai trò ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ…
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp mô hình hóa. Mỗi một hiện tượng kinh tế vĩ mô sẽ được mô tả bằng mô hình riêng, giả thiết riêng
Các trường phái trong kinh tế học vĩ mô:
- Chủ nghĩa Keynes
- Trường phái tổng hợp
- Trường phái tân cổ điển
- Chủ nghĩa kinh tế tự do mới
- Trường phái cơ cấu…