Lạm phát 8,3% kéo dài nỗi sợ của nước Mỹ

CPI tháng 8 được công bố cho thấy người tiêu dùng Mỹ tiếp tục rơi vào khủng hoảng mới.

Mặc dù tình hình lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng chỉ số CPI tháng 8 mới được công bố cho thấy người tiêu dùng Mỹ lại tiếp tục rơi vào khủng hoảng.

CPI 8,3%

Bộ Lao động Mỹ chính thức công bố chỉ số CPI tháng 8 tăng 8,3%, giảm 0,8% so với mức cao nhất trong 40 năm qua là 9,1% vào tháng 6. CPI lõi (không tính năng lượng và thực phẩm) tăng 0,6% so với tháng 7 và 6,3% so với cùng kỳ.

Mặc dù có dấu hiệu giảm (do giá nhiêu liệu giảm 5%) nhưng mức trị số này vẫn đủ sức để tạo sự căng thẳng với người tiêu dùng Mỹ. Đây chính là bằng chứng cho việc nước Mỹ đang đứng trước vực suy thoái – điều mà FED, Nhà Trắng đều chưa thừa nhận bởi động lực lao động tăng mạnh.

Điều đáng nói, kể cả khi giá xăng dầu giảm khiến tốc độ lạm phát giảm nhịệt thì chi phí thuê nhà, phí chăm sóc sức khỏe, dịch vụ nhà hàng,…vẫn tăng chóng mặt.  

Các nhà chính sách tại FED cho hay cần phải có hành động tích cực hơn trong cuộc chiến giảm nhiệt giá cả hàng hóa – đề xuất tăng lãi suất cho vay trong cuộc họp sắp tới diễn ra vào ngày 21/9 với Ngân hàng trung ương.   

Chuyên gia kinh tế trưởng Neil Dutta đến từ Renaissance Macro nói rằng: “Lạm phát vẫn nóng song điều kiện tài chính và thị trường lao động không đáng lo ngại khi khá ổn định. Nếu mục tiêu của FED là khiến mọi thứ giảm tốc và tạo ra vết thương trong lòng tài chính thì có vẻ đó là một sự thất bại”.

Hơn ai hết, FED theo dõi sát sao đối thủ của mình – lạm phát. Nhìn trên báo cáo tổng quát, có quá nhiều thứ cần phải đắn đo. Ngân hàng trung ương mong muốn giá cả hàng hóa giảm nhiệt để trở thành điều kiện khởi động tuabin đưa con tàu kinh tế Mỹ trở lại vận tốc vốn có.

Quan điểm của FED rằng chỉ khi nào đồng USD thật sự lớn mạnh thì lạm phát mới thoái lui. Để đạt được mục tiêu chiến thắng lạm phát, các quan chức FED cam kết sẽ tiếp tục tăng lãi suất, siết chặt tín dụng cùng cách chính sách tài chính, hạn chế tiêu dùng, hạ nhiệt tuyển dụng và tiền lương.

Thống đốc Christopher Waller phát biểu: “Đây là một cuộc chiến mà chúng tôi không thể, và sẽ không, rời bỏ”.

“Đáng tiếc khi phải nói rằng phải có sự trả giá bởi lạm phát, nhưng nếu chúng ta không bình ổn được giá cả, nỗi đau có thể hơn gấp nhiều lần”, Chủ tịch Powell nói.

Phố Wall rung chuyển

Dữ liệu CPI mới đã khiến thị trường chứng khoán rực đỏ.

Cụ thể, S&P 500 giảm 3,09% báo hiệu thảm kịch sập 4 phiên liên tiếp; Dow Jones mất 882 điểm, tương đương 2,7%, xuống 31.499; Nasdaq giảm 3,8%, nhóm cổ phiếu công nghệ “chìm nghỉm”. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm tăng 3,704%, đánh dấu mức cao mới trong năm 2022.

Tâm lý nhà đầu tư hoang mang vì không biết FED sẽ thực hiện chính sách thép như thế nào để vừa ghìm cương lạm phát vừa không ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng toàn ngành.  

Các ngân hàng trung ương kỳ vọng vào một cuộc “soft landing”, giảm lạm phát mà không khiến nước Mỹ rơi vào hố đen suy thoái, mặc dù phải thừa nhận điều này khó thực hiện khi lạm phát leo thang cao hơn so với dự kiến.

Chuyên gia kinh tế Lauren Goodwin thuộc New York Life Investments lo ngại bảng cân đối chi tiêu của các hộ gia đình Mỹ sẽ phình to trong tương lai, nhiều gia đình sẽ rơi vào khó khăn, điều này buộc FED cần quyết liệt nhiều hơn nữa.

Điểm sáng duy nhất là thị trường lao động cho thấy tiềm năng kinh tế sẽ hồi phục sau khi FED tăng lãi suất lên 50, 75 hoặc 100 điểm cơ bản – mức tăng lãi suất lớn nhất kể từ năm 1984.

Lạm phát có thể đe dọa đến Tổng thống Joe Biden. Đảng Cộng hòa đã biến tình hình trước mắt trở thành lý do đổ lỗi cho ông chủ Nhà Trắng, họ cho rằng chính gói cứu trợ 1.900 tỷ USD đã khiến mọi chuyển trở nên mất kiểm soát. Mọi chuyện càng căng thẳng hơn khi sự kiện bầu cử 8/11 chuẩn bị đến gần.  

Phản bác lại điều này, Tổng thống Joe Biden nói: “Chúng ta đã thất vọng, mọi thứ trở nên khó chịu, nhưng những điều đó là hậu quả của đại dịch đã xảy ra – một cuộc khủng hoảng do Covid-19. Lạm phát là điều chắc chắn xảy ra. Nhưng chúng tôi đang ở vị thế tốt nhất hơn bất cứ quốc gia nào trong cuộc chiến chống lạm phát”.

Trader_Z

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Exit mobile version