Lạm phát chưa bao giờ nguội

Mặc dù có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng lạm phát vẫn chưa được kiểm soát.

Mặc dù có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng lạm phát vẫn chưa được kiểm soát.

Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng tài chính, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) – bà Georgieva đưa ra nhận định giá hàng hóa cơ bản, chẳng hạn dầu thô, có thể đã qua mức đỉnh và bắt đầu giảm trong thời gian gần đây.

Quan điểm của Tổng giám đốc IMF có phần khắt khe hơn khi nói rằng diễn biến lạm phát hạ nhiệt chỉ là sự phản ứng trước nguy cơ suy thoái kinh tế chứ chưa hẳn là do lạm phát đã được khống chế.

Cú lừa lạm phát

“Các ngân hàng trung ương đang đẩy mạnh nỗ lực chống lạm phát. Đó là ưu tiên của họ. Họ cần phải duy trì nỗ lực này cho tới khi lạm phát thực sự được kiềm chế chắc chắn”, bà Georgieva nhấn mạnh.

Theo dự đoán, lãi suất cơ bản trên thế giới sẽ tiếp tục tăng từ nay đến năm 2023. Cho đến lúc đó, lạm phát mới có dấu hiệu hạ nhiệt.

Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Kristalina Georgieva và Bộ trưởng Tài chính Ả Rập Saudi Mohammed al-Jadaan.

Xung đột Nga – Ukraine cùng thảm họa Covid-19 đã đè nặng lên chuỗi cung ứng 1 áp lực lớn khiến tình hình càng thêm phần nan giải. Kết quả là giá hàng hóa đã tăng vọt, trong đó có nhiều mặt hàng chủ lực như thực phẩm, phân bón và năng lượng.

Liên Hợp Quốc cho rằng việc mất cân bằng cung ứng hàng hóa bởi xung đột kéo dài đã khiến giá cả lương thực và hàng hóa tăng cao. Chính điều này làm dấy lên lo ngại về một tương lai xấu đối với tình hình an ninh lương thực toàn cầu, đặc biệt tại các quốc gia nghèo khó.

Tất cả những sự kiện đó đều chứng minh rằng lạm phát vẫn chưa được kiểm soát, túi tiền của người lao động vẫn tiếp tục bị đe dọa, đặc biệt là ở thị trường mới nổi và các quốc gia nghèo khó trên thế giới.

Trong tháng 6, doanh số bán lẻ ở Mỹ đã tăng trưởng 1% làm dịu đi không khí căng thẳng về một thời kỳ suy thoái đáng sợ. Người tiêu dùng vẫn đang hỗ trợ nền kinh tế, họ đang dần thích ứng và thoải mái hơn khi chi tiêu các mặt hàng trang trí nội thất, thể thao, ăn uống,…

Tuy nhiên, nhìn tổng quát, khả năng chi tiêu vẫn còn hạn chế ở một vài lĩnh vực – đó là điều dễ hiểu khi lạm phát tại Mỹ tăng cao chưa từng thấy do chịu ảnh hưởng từ giá năng lượng, giá thuê nhà,..buộc FED phải hành động.

Cụ thể, ngày 13/7, Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo cho thấy tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng Sáu đã tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 11/1981.

Chỉ số CPI đã tăng 1,3% trong tháng Sáu, do giá xăng dầu cao kỷ lục. CPI lõi (không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động) tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước và tăng 0,7% so với tháng 5. Giá xăng tăng 11,2% (tính riêng trong tháng 6) và 59,9% trong 12 tháng qua.

Đà tăng của lạm phát và lãi suất đang làm dấy lên lo ngại về nguy cơ kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái vào đầu năm 2023.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây một lần nữa hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm 2022 từ mức 2,9% đưa ra cuối tháng 6/2022 xuống 2,3% do số liệu gần đây cho thấy chi tiêu tiêu dùng đang yếu đi, đồng thời cảnh báo Mỹ sẽ gặp nhiều thách thức trong việc tránh một cuộc suy thoái.

Exit mobile version