Ván cờ đảo ngược lạm phát của “nhà cái” có kết quả thế nào?

Các doanh nghiệp phải đánh đổi điều gì trong cuộc chiến với lạm phát?

Các doanh nghiệp phải đánh đổi điều gì trong cuộc chiến với lạm phát? FED cho biết các công ty có lẽ sẽ cảm thấy mệt mỏi và áp lực, nhưng đó lại là biện pháp để khiến lạm phát thoái lui.

Tân Bộ trưởng tài chính Anh Jeremy Hunt nói gì sau khi nhậm chức

Hoạt động tài chính kinh tế Mỹ có vẻ đang kiềm chế lại tốc độ vốn có của mình trong một vài tuần gần đây. Cục dự trữ liên bang (FED) nói rằng, các doanh nghiệp đang phải đối diện với các khoản lỗ kỷ lục hơn là triển vọng tăng trưởng.

FED không thể duy trì việc tăng lãi suất để chống lạm phát mà không gây ra tổn hại đối với việc làm và tăng trưởng kinh tế.

Cuộc chiến giữa FED và lạm phát đang đi đến những giây phút căng thẳng, các dữ liệu gần đây như muốn nói rằng việc mạnh tay tăng lãi suất nhằm chấm dứt thời gian hỗ trợ kích thích kinh tế nước Mỹ đã khiến tình trạng lạm phát “biết khó mà lùi”.

Ván cờ đảo ngược lạm phát

Lạm phát đạt trần cao nhất trong 40 năm trong quý II buộc FED hành động quyết liệt với 4 lần tăng lãi suất cao chưa từng có. Ván bài đảo ngược, tháng 9/2022, chỉ số lạm phát giảm chỉ còn 8,2% song vẫn cao hơn so với dự đoán 8,1%.

Quan điểm, việc điều tiết lạm phát gắn với rủi ro chi phí phát sinh, lãi suất tăng cao sẽ khiến giá cả hàng hóa chịu áp lực, thậm chí cả chuỗi cung ứng và sản xuất. “Triển vọng tăng trưởng kinh tế có vẻ bi quan hơn”, FED cho hay.

Trong cuộc họp diễn ra vào 2 ngày 1-2/11 tới đây, FED sẽ đưa ra bản tóm tắt về mối quan hệ giữa các chỉ số kinh tế, lao động, tiêu dùng để có cái nhìn tổng quát nhất về tình hình nước Mỹ trong quý này.

Hiện lạm phát tại Mỹ đang tăng cao gấp 4 lần so với con số ưa thích là 2%, mặc dù FED đã mạnh tay siết chặt túi tiền trong 40 năm, có vẻ trong thời gian tới, FED cũng sẽ cân nhắc việc có hay không tiếp tục tăng lãi suất lần 4 liên tiếp lên mức 0,75 bps.

Quan chức “nhà cái” báo hiệu rằng có thể FED sẽ tăng lãi suất cho đến khi lạm phát hạ nhiệt bất kể việc điều này trở thành gánh nặng với doanh nghiệp khi mức lãi suất cho vay cao có thể làm chậm nhịp tăng trưởng, thị trường lao động “buồn” hơn và tỷ lệ thất nghiệp sẽ cao hơn.

Hiện thị trường lao động ở Mỹ đang khá mạnh khi tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 9 chỉ là 3,5%. Đây là một dấu hiệu cho thấy thị trường việc làm của Mỹ vẫn mạnh, củng cố khả năng FED tiếp tục cứng rắn trong chính sách tiền tệ.

FED sẽ nâng lãi suất lên mức 4,267% vào tháng 12 năm nay và đạt đỉnh ở 4,551% vào năm 2023.

Phát huy tác dụng

Sau khi FED nâng lãi suất cho vay ngắn hạn, lạm phát cũng đã phần nào hạ nhiệt cho thấy việc làm trước mắt của FED chưa hẳn đã gây ra phản ứng tiêu cực.

Điểm sáng trong kinh tế Mỹ là mảng dịch vụ có xu hướng tăng trưởng.

Tuy nhiên, việc tăng lãi suất lại khiến người dân hạn chế nhu cầu với bất động sản và mua ô tô. Doanh số bán xe hơi ảm đạm hơn bao giờ hết, mong muốn sở hữu một căn nhà, bất động sản thương mại bị kìm hãm bởi lãi suất cao.  

Về phía doanh nghiệp, nhiều công ty đã chuẩn bị nhiều kịch bản và biện pháp ứng phó trước cơn bão suy thoái có thể ập đến nước Mỹ bất kỳ lúc nào.  

Tính trung bình, các chuyên gia trong cuộc khảo sát cho rằng khả năng kinh tế Mỹ chìm vào một cuộc suy thoái trong vòng 12 tháng tới là 63%.

Cụ thể, nhiều công ty siết chặt việc tuyển dụng, thậm chí không tuyển dụng thêm nhân sự. Một số khác lên kế hoạch để cắt giảm nhân sự trên diện rộng.  

Những cuộc khủng hoảng tưởng chừng như riêng lẻ, nổi lên ở những khu vực và thị trường khác nhau, giờ đây đang kết tụ lại. Thế giới có vẻ như sẽ phải đối mặt với một cuộc đa khủng hoảng ở quy mô toàn cầu “polycrisis”.

Trader_Z

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Exit mobile version