Lạm phát trong khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro đã đạt mức kỷ lục 10,0%.
Lạm phát Eurozone đạt 10%
Vào tháng 9, chỉ số CPI của khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro (Euro zone) đã tăng từ 9,1% lên mức 10% (dự báo là 9,7%). Đây là mức tăng kỷ lục được ghi nhận kể từ năm 1997.
Điều này buộc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phải suy tính đến việc tăng lãi suất trong tháng 10 này.
Chuyên gia kinh tế trưởng Bert Colijn đến từ ING cho hay: “Tình hình lạm phát đáng báo động, chỉ số CPI phát đi cảnh báo xấu trên mọi lĩnh vực. Điều này sẽ buộc ECB phải tăng lãi suất lên 0,75 bps vào tháng 10 tới”.
Cuộc họp quan trọng của EBC diễn ra vào 27/10, tuy nhiên có vẻ các nhà chính sách đã đồng ý mức tăng 0,75 bps. Không tính cuộc họp sắp tới, ECB đã tăng 1,25 bps lãi suất cho vay – mức tăng kỷ lục này có vẻ vẫn chưa thỏa mãn nhất là khi vấn đề năng lượng đang trở thành mối lo sợ lớn nhất của người dân châu Âu trong mùa đông năm nay.
Chiến lược gia Ken Wattret đến từ S&P Global Market Intelligence nhận định: “Lạm phát 2 con số buộc ECB phải lựa chọn rằng tăng lãi suất là con đường duy nhất, không có sự lựa chọn nào khác bất chấp triển vọng tăng trưởng kinh tế âm”.
FED và các ngân hàng trung ương khác trên thế giới cùng đẩy mạnh tốc độ thắt chặt tài chính nhằm đẩy lùi cuộc xâm lăng của lạm phát. Hơn nữa FED còn phát đi tín hiệu diều hâu về những lần tăng lãi suất tiếp theo.
Thụy Sĩ mạnh tay nâng lãi suất chuẩn lên mức cao nhất lịch sử
Châu Âu không thể đứng yên
Điều đáng lo ngại, châu Âu đang được đặt trong thử thách năng lượng lớn nhất từng có khi 2 đường ống Nord Stream 1 và 2 (nằm dưới biển Baltic và vận chuyển khí đốt từ Nga đến Đức) gặp sự cố và có thể bị khóa van.
Nhà phân tích cấp cao Fabian Ronningen thuộc Rystad Energy nhận định rằng “đáng sợ” là một từ chính xác để mô tả cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu lúc này.
Trong khi đó, đồng euro đã giảm xuống mức thấp hơn USD khiến giá nhập khẩu năng lượng tăng cao hơn. Các hộ gia đình sẽ gánh thêm mức tiền tiêu thụ năng lượng khi giá gas và dầu, khí đốt được thiết lập lại.
Nhiều quốc gia ở EU bị đẩy đến bờ vực suy thoái khi Nga cắt khí đốt Các doanh nghiệp và hộ gia đình châu Âu đang đối mặt với mùa đông khắc nghiệt hơn bao giờ hết, bất chấp các chính phủ đã chi hơn 300 tỷ euro cứu trợ.
Hội đồng Rủi ro Hệ thống Châu Âu (ESRB) đã phát đi cảnh báo về một cơn địa chấn suy thoái sẽ khiến nền tài chính EU chao đảo. Chỉ số tin tưởng trên toàn khối EU giảm mạnh nhất là khi khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro khó có triển vọng phục hồi ít nhất trong mùa xuân 2023.
Trader_Z
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.