Lạm phát đang khiến những người có thu nhập thấp phải chật vật trong việc kiếm sống và sinh hoạt.
Tiêu dùng trong lạm phát
Lạm phát gia tăng khiến các mặt hàng thiết yếu như lương thực và thực phẩm khó giữ được mức giá hỗ trợ, nhất là năng lượng khí đốt. Vô hình trung những điều này đang khiến lằn ranh giàu – nghèo ngày càng rõ rệt.
Dựa trên hành vi tiêu dùng, trong khi những giàu có vẫn thoải mái vung tiền mua sắm với xu hướng ngày càng mạnh mẽ thì ở chiều ngược lại, những người có thu nhập thấp họ không được hưởng “đặc ân” như vậy. Họ phải cân nhắc giữa việc mua cái mặt hàng thiết yếu với mức giá rẻ hơn ở các cửa hàng nhỏ lẻ thay vì những shop có mức giá cao. Và những lần mua sắm không hề thường xuyên.
Đây là điều khác biệt nhất so với 1 năm trước đây khi người tiêu dùng bị phân cấp, nhờ sự trợ giúp của chính phủ mà túi tiền của họ cũng “rủng rỉnh” hơn, tự tin hơn khi đi siêu thị.
Thế nhưng, khi chính phủ thắt chặt chính sách bởi tình trạng lạm phát cao đỉnh điểm trong vòng 40 năm trở lại, người tiêu dùng đã phải giới hạn số lần mua sắm của mình một vài lần trong nhiều tuần thay vì 1 lần trong 1 tuần.
Rockford, Illinois – một người khuyết tật bày tỏ: “Trước kia, chúng tôi không phải lo lắng vì những gì chúng tôi mua về”.
Và lạm phát không chỉ là thách thức riêng của ông Biden mà còn là vấn đề chung của toàn nước Mỹ.
Sự phân chia rõ ràng nhất khoảng cách giàu nghèo được phản ánh trong thu nhập hàng quý. Dù chỉ với mức lạm phát vừa phải thì người nghèo cũng đã bị ảnh hưởng nặng nề so với người giàu.
Hãng thời trang Nordstrom và Ralph Lauren đã đưa ra báo cáo doanh thu khả quan hơn so với giai đoạn trước đại dịch Covid-19. Hãng thời trang thể thao xa xỉ Lululemon cũng có những con số báo cáo tài chính đáng mừng.
Thế nhưng, ở khía cạnh khác, những khách hàng của Walmart đang chuyển thói quen mua sắm, họ chọn những lon sữa nhỏ hơn thay vì lớn và sử dụng những loại thịt rẻ hơn so với trước kia.
Các cửa hàng bách hóa giá bình dân như Kohl’s cho biết các khách hàng của họ chi tiêu rất ít cho 1 lần mua sắm.
Gap hạ thấp con số tăng trưởng của mình, chuỗi cửa hàng Old Navy đang đối diện với tình trạng căng thẳng khi mức giá đã hạ thấp mà không thu hút được khách hàng.
Trong khi đó, Big Lots ghi nhận doanh thu sụt giảm do các mặt hàng nội thất không phải là sự lựa chọn trong thời gian gần đây của người tiêu dùng.
CEO – Chủ tịch của Big Lots, ông Bruce K. Thorn cho hay: “Chúng ta đang ở trong giai đoạn lạm phát cao hạn chế tối đa khả năng mua sắm theo nhu cầu của khách hàng…chúng tôi hiểu rõ, người Mỹ hiện đang phải sống trong cảnh tính toán từng đồng lương hàng ngày”.
Thế nhưng, điều đó có vẻ không mấy ảnh hưởng đến doanh số bán lẻ toàn quốc khi vào tháng 4, chính phủ nhấn mạnh rằng doanh thu bán lẻ đã vượt qua chỉ số lạm phát trong 4 tháng liên tiếp. Điều đó cho thấy sức tiêu dùng Mỹ – động lực của nền kinh tế – vẫn đang ổn định và giảm bớt lo ngại về 1 cuộc suy thoái cận kề.
Người giàu cũng “khóc”
Thế nhưng, các nhà phân tích kinh tế lo ngại rằng, nếu thị trường chứng khoán tiếp tụ “thảm bại” thì những người giàu có cũng sẽ trở thành những người không mặn mà với việc mua sắm bởi thị trường chứng khoán ảnh hưởng rất nhiều tới thị trường tiêu thụ.
Tâm lý tiêu dùng đã thay đổi kể từ khi FED tăng lãi suất cơ bản. Khảo sát của FED cho thấy có 8/10 người trường thành có cuộc sống ổn định khi được đề cập đến vấn đề tài chính của họ, những người kiếm được ít hơn 25.000 USD nói rằng họ cũng khá ổn nếu mức lương được tăng thêm 13%.
Lạm phát đã khiến ngân sách cá nhân của người tiêu dùng bị ảnh hưởng, các khoản tăng lương chỉ đủ khi bù vào các sản phẩm hàng hóa tăng giá – điển hình như xăng.
Mức tăng lương trung bình tại Mỹ là 6% so với 1 năm trước đó (số liệu tháng 4) nhưng nó vẫn không là gì khi chỉ số lạm phát hiện là 8,3%.
Một ngân hàng đầu tư đã tính toán và đưa ra con số, 1/5 người nghèo ở Mỹ đã không còn khoản tiết kiệm mà họ cóp nhặt được trong thời gian đại dịch, 4/5 còn lại vẫn đang có 1 khoản tiền dự trữ nhất định.
CEO điều hành Kohn’s – Michelle Gass cho biết một số người mua sắm vận trung thành với các thương hiệu cao cấp như Tommy Hilfiger và Calvin Klein, trong khi những người khác sẽ chọn các thương hiệu tầm giá thấp hơn.
Các khách hàng có thu nhập trung bình dưới 75.000 USD đang chuyển sang lựa chọn các thương hiệu giảm giá nhiều hơn.
Điều phải thừa nhận, nhóm người giàu nhất lại là nhóm chịu mức lạm phát thấp nhất bởi những dịch vụ hàng hóa mà người giàu bỏ tiền phải cạnh tranh với nhau khiến giá của chúng giảm đi.
Còn với người nghèo, nhóm hàng hóa dịch vụ họ sử dụng như lương thực, thực phẩm, y tế thì chúng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi tiêu của nhóm người giàu.
Lạm phát cao sẽ khiến khoảng cách giàu nghèo trong xã hội ngày một sắc nét. Bởi lẽ, trong khi tất cả đều bị thiệt hại do lạm phát thì khoảng cách tích lũy giữa các tầng lớp thu nhập cao và thấp lại lớn hơn.