Đáp án lạm phát có sẵn, bài toán thu nhập Mỹ sẽ được giải thế nào?

Các nhà chính sách và đầu tư lo ngại chỉ số thu nhập của người dân Mỹ sẽ bị ảnh hưởng.

Các nhà kinh tế hy vọng chỉ số thu nhập của Mỹ sẽ thay đổi trong bối cảnh lạm phát có xu hướng gia tăng.

Lạm phát leo thang ảnh hưởng đến thu nhập người dân Mỹ?

Chiến tranh giữa Nga và Ukraine làm ảnh hưởng trầm trọng đến nền tài chính toàn cầu, nhất là khi Mỹ và đồng minh áp lệnh trừng phạt nghiêm khắc với quốc gia có trữ lượng vàng lớn thứ 4 trên thế giới.

Mỹ chứng kiến lạm phát cao nhất trong 4 thập kỷ qua ở mức 7,9%, chỉ số CPI cốt lõi (không tính đến thực phẩm và năng lượng) đã tăng 0,5% chỉ tính riêng trong tháng 2.

Các nhà chính sách và đầu tư lo ngại chỉ số thu nhập của người dân Mỹ sẽ bị ảnh hưởng.

Giá dầu tăng vọt cao nhất trong lịch sử, trung bình tăng 45% so với cùng kỳ năm 2021; các doanh nghiệp “khủng” và nhiều tổ chức tài chính đã rút chân khỏi thị trường Nga sau cuộc xâm lược của Moscow đối với Ukraine (24/2/2022).

Cụ thể, McDonald’s Corp (MCD.N) cho hay việc đóng cửa 847 cửa hàng tại thị trường Nga khiến doanh nghiệp có thể thất thoát 50 triệu USD/tháng. Vào ngày 9/3, Ngân hàng UniCredit (CRDI.MI) sẽ tạm dừng tất cả các hoạt động tại thị trường Nga. Hành động này khiến cho UniCredit có thể đối mặt với khoản lỗ lũy kế lên tới 7,4 tỷ Euro (8,1 tỷ USD).

Giá dầu vượt đỉnh, lạm phát đình trệ, người tiêu dùng Mỹ liệu có bi quan?

Ước tính chỉ số tăng trưởng về thu nhập của các công ty S&P 500 (.SPX) sẽ không bị chịu ảnh hưởng bởi doanh thu tại thị trường Nga không quá lớn.

Song các nhà chính sách hy vọng rằng các doanh nghiệp sẽ thay đổi về chiến lược doanh thu để tránh ảnh hưởng thu nhập của người lao động.

Nhà phân tích Howard Silverblatt thuộc S&P Dow Jones Indices cho hay việc đóng cửa hàng loạt các chuỗi cửa hàng tại Nga có thể khiến dòng tiền luân chuyển ở các công ty mẹ gặp khó khăn.

Thị trường chứng khoán nhạy cảm biến động mạnh

Thị trường chứng khoán Mỹ chứng kiến các đợt bán tháo mạnh.

Thị trường chứng khoán nhạy cảm biến động mạnh

S&P 500 giảm khoảng 12% (so với ngày 3/1), Nasdaq (.IXIC) giảm hơn 20% (so với tháng 11). Thị trường chứng khoán châu Á tụt điểm mạnh sau khi Mỹ công bố chỉ số lạm phát đạt mức 7,9%. 

Giá dầu vượt đỉnh, dầu thô WTI của Mỹ được giao dịch ở mức 106,8 USD/thùng, tăng 0,76 USD, tương đương 0,72%; dầu thô Brent được giao dịch ở mức 109,3 USD/thùng.

Mặc dù giá dầu cao là tin mừng đối với các công ty năng lượng song đó lại là vực thẳm đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp nhập khẩu.

Theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ, mức chi tiêu tiêu dùng đã khiến chỉ số lạm phát tăng cao và có dấu hiệu leo thang trầm trọng. Rất có thể kịch bản lạm phát đình trệ sẽ bắt đầu trong kỷ nguyên này nếu Nga và Ukraine tiếp tục căng thẳng.

Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng đã hạ dự báo tăng trưởng GDP Mỹ trong năm 2022 xuống mức + 1,75% thay vì + 2,0%. 

Mọi kỳ vọng hướng vào FED, hi vọng FED sẽ tăng lãi suất cơ bản để ngăn chặn lạm phát mặc dù việc này sẽ khiến chỉ số triển vọng tăng trưởng kinh tế bị giảm điểm.

Zoe (Nguồn Reuters)

Exit mobile version