Lạm phát Mỹ tăng nóng 7,9%, đạt mức cao nhất trong 4 thập kỷ

Chiến tranh và sự cấm vận kinh tế đã trở thành nỗi ám ảnh đối với người dân Mỹ nói riêng và thế giới nói chung.

Lạm phát Mỹ đã leo thang trước khi chiến sự Nga và Ukraine bùng nổ khiến giá năng lượng và lúa mì tăng cao.

Lạm phát Mỹ leo thang

Chiến tranh và sự cấm vận kinh tế đã trở thành nỗi ám ảnh đối với người dân Mỹ nói riêng và thế giới nói chung.

Bộ Lao động Mỹ cho biết, lạm phát Mỹ đã tăng vọt lên 7,9% (dự đoán 8%). Chỉ số này là mức cao nhất kể từ năm 1982, gia tốc lạm phát tăng nhanh hơn với mức 0,6% vào tháng 1.

Mọi thứ chưa dừng lại khi đây mới chỉ là bước khởi đầu báo hiệu một kỷ nguyên “đáng buồn” chứng kiến giá thực phẩm hàng hóa, năng lượng khí đốt tăng phi mã, thậm chí còn cao hơn nữa.

Lạm phát Mỹ leo thang căng thẳng như chiến sự Nga – Ukraine

Kể từ sau khi Nga đưa khí tài sang biên giới Ukraine, giá khí đốt trung bình tại Mỹ đã tăng từ 62 cent/gallon lên mức 4,32 USD/gallon, tăng gấp 45% so với cùng kỳ năm 2021.

Chỉ số CPI – thước đo lạm phát tăng 0,8% (từ tháng 1 đến hết tháng 2) khiến bóng ma lạm phát vẫn phủ lên bầu trời Mỹ. Nếu không tính lương thực và năng lượng, lạm phát tiêu dùng (CPI lõi) đã tăng 0,5% chỉ tính riêng trong tháng 2.

Ước tính tăng trưởng kinh tế Mỹ cho đến tháng 6/2022 giảm xuống chỉ còn 2,5 điểm phần trăm.

Nhà kinh tế Eric Winograd thuộc AllianceBerntein nhận định: “Sẽ không có kịch bản tích cực nào khác trong bối cảnh hiện tại, đỉnh điểm của lạm phát sẽ vượt ra khỏi ngưỡng suy tính của tất cả chúng ta”.

Người dân Mỹ hoang mang

Kể từ tháng 11/2021, người dân Mỹ ngày càng bi quan về tình trạng của nền kinh tế nước nhà phải vật lộn với sự gia tăng của các mặt hàng tiêu dùng cơ bản hàng ngày. Họ không thể chi trả thoải mái cho những nhu cầu cơ bản như khí đốt và tiền thuê nhà.

Đối với Nhà Trắng, tình trạng hiện tại trở thành mối đe dọa chính trị hàng đầu khiến chính quyền Tổng thống Joe Biden không thể đứng yên chịu trận, nhất là trong bối cảnh 1 cuộc bầu kỳ giữa kỳ đang đến gần.

FED cùng các nhà kinh tế dự kiến nâng lãi suất cơ bản lên một trị số mới đồng thời giảm lượng tài sản đang nắm giữ.

Với bảng cân đối kế toán hiện tại có giá trị 8.800 tỷ USD, nhiều khả năng, FED sẽ hành động bằng cách tăng chi phí vay, giảm giá trị giữ trái phiếu kho bạc và chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp.

Tuy nhiên, nếu tình hình tín dụng bị bó buộc, nền kinh tế Mỹ sẽ phải đối mặt với sự suy thoái. Bài toán ấy đang đặt nặng lên vai FED và chính phủ Nhà Trắng giữa những hoang mang.

Kể từ khi chiến tranh giữa Nga và Ukraine chưa bắt đầu, từ tháng 1-2, hàng hóa dịch vụ đều “nhích” giá. Giá lúa mì tăng 3,2%, giá rau xanh và trái cây tăng 2,3%, giá xăng dầu tăng 6,6%, chi phí nhà ở đã tăng 4,7% (mức tăng trưởng hàng năm lớn nhất kể từ năm 1991).

Nhà kinh tế học Lydia Boussour thuộc Oxford Economics ước tính, nếu dầu thô vẫn giữ ở mức 120 USD/thùng thì các hộ gia đình sẽ phải bỏ ra thêm 1 khoản tiền trị giá 1.500 USD. Điều này sẽ ảnh hưởng đến bảng cân đối kế toán sinh hoạt chung của họ.

Giá 1 gallon xăng loại thường tại bang Texas, Mỹ.

Giá năng lượng xăng dầu đạt đỉnh khi Nga tiến hành chiến sự đặc biệt ở Ukraine. Mỹ và đồng minh đã bày tỏ sự phẫn nộ bằng cách loại Nga ra khỏi cuộc chơi tài chính thế giới. Bắt đầu kể từ đó, giá xăng dầu, năng lượng khí đốt chưa hề có sự kìm hãm về giá.

Vào ngày 10/3/2022, “vàng đen” ở Mỹ đã lao dốc 12% tuy nhiên vào cuối ngày nó đã tăng trở lại.

Hiện tại, giá dầu thô WTI của Mỹ được giao dịch ở mức 106,8 USD/thùng, tăng 0,76 USD, tương đương 0,72%. Cùng thời điểm, giá dầu thô Brent được giao dịch ở mức 109,3 USD/thùng.

Nếu giá xăng vẫn ở mức cao, chắc chắn kịch bản lạm phát đình trệ có thể đạt 9% vào tháng 3,4 thậm chí còn nhiều hơn nữa.

Nhà Trắng hành động

Tổng thống Joe Biden quan ngại về tình hình lạm phát Mỹ có xu hướng gia tăng (Ảnh minh họa)

Trong bài phát biểu mới nhất, Tổng thống Joe Biden đặt ra mối quan ngại lớn về tình trạng lạm phát kéo dài. Tổng thống cho rằng, Mỹ nên tập trung sản xuất hàng hóa trong nước thay vì đặt các cơ sở sản xuất ở nước ngoài.

Thế nhưng, điều khó khăn là việc tạo ra nhiều sản phẩm cạnh tranh trong nước sẽ tiêu tốn nhiều thời gian hơn, đó không phải là giải pháp cấp thiết hạn chế tình trạng lạm phát ở thời điểm hiện tại.

Được biết, gói cứu trợ kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD của chính quyền Tổng thống Joe Biden giống một con dao 2 lưỡi.

Mặt tích cực, gói cứu trợ đã phân phối các khoản tiền kích thích tăng trưởng chi tiêu, trợ cấp thất nghiệp cho hàng chục triệu hộ gia đình.

Mặt tiêu cực, gói tiền khổng lồ này đã đẩy nhanh quá trình chi tiêu của người tiêu dùng – góp phần gia tăng lạm phát.

Tăng trưởng kinh tế chậm lại là một thách thức lớn với các nhà cầm quyền. Bối cảnh lạm phát đình trệ quay trở lại giống như thời điểm kinh tế 1970 sẽ là sự khủng hoảng lớn đối với nhiều người Mỹ.

Song, ở trạng thái lạc quan, các nhà tài chính tin rằng nền kinh tế Mỹ (tính đến thời điểm này) vẫn đủ mạnh để có thể ngăn chặn một cuộc suy thoái kinh tế bùng nổ.

Zoe (Nguồn AP)

Exit mobile version