Đạt mức cao nhất lịch sử 20 năm tài chính, tình hình lạm phát ở Thổ Nhĩ Kỳ đang mức báo động khi đạt mốc 61,5%.
Lạm phát đạt đỉnh 20 năm
Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những quốc gia có tốc độ lạm phát đáng lo ngại nhất trên thế giới. Chỉ số CPI đã tăng 4,8% trong tháng 2 so với tháng 1 và lạm phát hàng năm đã tăng lên 54,4%. Đồng tiền chính thức Lira mất 47% giá trị trên thị trường.
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan kiên quyết không tăng lãi suất kể cả trong tình cảnh lạm phát leo thang.
Từ tháng 1, việc nhập khẩu năng lượng đã khiến thâm hụt thương mại của quốc gia này tăng mạnh. Ngân hàng trung ương tạm dừng mọi chính sách trong 3 tháng sẽ khiến quốc gia này rơi vào tình trạng khủng hoảng mới.
Dữ liệu công báo vào hôm nay (ngày 4/4/2022) cho thấy tình hình lạm phát đã tăng đến 61,5%. Kể từ tháng 9/2021 đến nay, Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm lãi suất 5% kể từ tháng 9/2021, từ 19% xuống 14%.
Đời sống của người dân hỗn loạn khi nền tài chính quốc gia đến bờ vực suy thoái. Giá trị tiền lương bị giảm, chi phí sinh hoạt tăng cao, dầu mỏ khí đốt vẫn luôn là một nỗi sợ. Giá điện tiêu dùng, khí đốt tự nhiên tăng cao đột biến khiến các hộ gia đình rơi vào thảm cảnh “mất tiền”; các doanh nghiệp than trời vì thua lỗ.
Trong tháng 1, tình trạng lạm phát của quốc gia này là 48,7%. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cho rằng tình hình tài chính thế giới là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng lạm phát tại Thổ Nhĩ Kỳ mất kiểm soát.
Trong khi FED phát đi các tín hiệu “diều hâu” tăng lãi suất liên tục để hạ nhiệt lạm phát thì Thổ Nhĩ Kỳ vẫn trung thành với chính sách tiền tệ lỏng lẻo. Mục tiêu của quốc gia này chính là trở thành cường quốc sản xuất, mọi vấn đề liên quan đến việc tăng lãi suất đều không có trong các chương trình nghị sự.
Đồng Lira mong manh yếu đuối
Trong hơn 20 năm qua, đồng Lira đã rớt khỏi đài kinh tế khi mất 47% giá trị. Điều đáng ngại, xung đột giữa Nga – Ukraine sẽ đẩy nhanh nguy cơ khủng hoảng tiền tệ và khiến đồng tiền quốc nội này còn thảm hơn nữa.
Thống đốc Sahap Kavcioglu lên tiếng cho hay ngân hàng trung ương đang hy vọng hạn chế lạm phát đồng tiền bằng cách phi USD hóa nền kinh tế, tập trung sản xuất hàng hóa và tăng thuế các mặt hàng xuất khẩu để phát triển “chương trình kinh tế mới”.
Lira mất giá, khủng hoảng tiền tệ làm nền kinh tế trị giá 720 tỷ USD chao đảo. Cuộc khủng hoảng tiền tệ tăng tốc trong những tháng gần đây, làm chao đảo nền kinh tế 720 tỷ USD này, phần lớn là do “chương trình kinh tế mới” của Tổng thống Erdogan tập trung vào xuất khẩu và tín dụng bất chấp sự sụp đổ của đồng lira và lạm phát hơn 21%.
Ngân hàng trung ương đứng ngoài cuộc, chính phủ của Erdogan cắt giảm bớt thuế VAT với một số sản phẩm chủ lực. Tuy nhiên, nhìn chung, mọi cố gắng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa đủ lực để làm thay đổi cục diện phức tạp.
Zoe (Nguồn Financial Post)