“Gì cũng tăng, chỉ có lương không tăng”, đó là câu cửa miệng của hầu hết mọi người khi cùng đối mặt với cảnh lạm phát, phải tìm cách “thắt lưng buộc bụng”.
Lạm phát tăng cao, câu chuyện của thế giới
Sau Covid-19, dịch bệnh dường như đã ổn thỏa hơn thì kinh tế mới “ngấm đòn”. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tan giã, các doanh nghiệp lớn, thậm chí ở cấp tập đoàn cũng đối mặt với muôn vàn những khó khăn bủa vây. Trên toàn thế giới, làn sóng sa thải diễn ra như vũ bão khiến nhiều người mất việc. Nếu không mất việc thì cũng là giảm lương, thế nhưng nhiều người vẫn tự động viên bản thân “có việc là tốt rồi”.
Dù thế nào, câu chuyện chi tiêu vẫn cứ quẩn quanh với những cơm -áo- gạo – tiền, khi mà giá điện, nước, giá thuê nhà… đồng loạt tăng đến chóng mặt. Ngoài chợ, mớ rau, bịch muối cũng tăng… Tóm lại, mọi thứ đều tăng, trừ lương. Nhưng nhắc đến, người ta cũng chỉ biết cười trừ và tìm giải pháp để “thắt lưng buộc bụng”, sống qua ngày.
Đáng nói, đây không phải câu chuyện của một quốc gia mà là câu chuyện đang diễn ra trên toàn thế giới.
Bốn giải pháp giúp tiết kiệm điện, giảm hóa đơn
Cái khó, nó vẫn ló cái khôn. Điện nước tăng, ta đành tìm cách tiết kiệm vậy. Tom Daly – một chuyên gia về thiết bị gia dụng đến từ Currys đến từ Ireland đã chia sẻ 5 mẹo để tiết kiệm năng lượng, giảm hóa đơn chỉ bằng những thay đổi nhỏ trong thói quen hàng ngày.
Sử dụng tủ lạnh và tủ đông hiệu quả
Tủ đông tủ lạnh có thể là một trong những thiết bị tiêu thụ năng lượng lớn nhất trong nhà. Bởi vậy, hãy duy trì hoặc khôi phục nhiệt độ chính xác của thiết bị một cách càng nhanh càng tốt bằng cách tránh để cửa mở trong thời gian dài hoặc thực phẩm nấu chính khi cho vào tủ lạnh hoặc ngăn đá cần đảm bảo đã được làm nguội một cách hoàn toàn.
Nếu tủ đông của bạn càng có nhiều sương, đồng nghĩa với việc càng khó giữ lạnh, phải sử dụng nhiều điện hơn. Để tránh tình trạng năng lượng điện bị dư thừa, bạn có thể thường xuyên rã đông tủ đông hoặc đầu tư vào mô hình tự động rã đông.
Mức tiêu thụ năng lượng của tủ lạnh còn bị ảnh hưởng bởi vị trí của ngăn đá tủ lạnh. Do đó, hãy tránh đặt nó ở gần các nguồn nhiệt trực tiếp như ánh sáng mặt trời, lò nướng hay bộ tản nhiệt…
Không để các thiết bị ở chế độ chờ, chỉ sử dụng khi cần thiết
Đối với các thiết bị như máy rửa chén, lò vi sóng, máy nướng bánh mì, bạn có thể tiết kiệm điện bằng cách dành ra chút thời gian để tắt các thiết bị khỏi chế độ chờ, chỉ bật khi sử dụng.
Một số cách khác giúp tiết kiệm đó là pha trà đừng đổ đầy ấm đến tận miệng hay đun sôi nước trong ấm điện khi nấu cơm hoặc mì ống.
Đầu tư vào các thiết bị nồi chiên không dầu hay nồi nấu chậm
Hãy để căn bếp của bạn có thêm nồi chiên không dầu hoặc nồi nấu chậm thay bằng lò nướng và bếp nấu là một cách đơn giản để tiết kiệm năng lượng. Nồi chiên không dầu với đa chức năng cho phép bạn chế biến mọi thứ, giảm bớt thiết bị điện. Chưa kể, nó tiêu thụ ít điện năng hơn để vận hành nên bạn có thể tiết kiệm được cả hóa đơn tiền điện cũng như thời gian.
Nồi chiên không dầu có thể nấu được nhiều món.
Để hầm đồ trên bếp điện bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian, điện năng, nhưng với nồi nấu chậm thì bạn sẽ tiết kiệm được những điều trên. Đó là lý do, những năm qua nó rất được ưa chuộng.
Đầu tư vào các thiết bị thông minh, tiết kiệm năng lượng
Thiết bị cũ bao giờ cũng tốn nhiều điện năng để vận hành hơn. Do đó, khi thiết bị đã đạt đến tuổi thọ trung bình thì việc nâng cấp chúng là điều cần thiết. Dù ban đầu chi phí có thể cao hơn nhưng bạn cũng sẽ vẫn tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể trong thời gian dài. Tuy nhiên, khi mua một thiết bị mới, hãy đánh giá về hiệu quả của nó cũng như khả năng tiết kiệm điện.