Nỗi lo về khủng hoảng kinh tế dường như ngày càng lớn, khi ở một số lĩnh vực lớn, làn sóng sa thải đã bắt đầu lan rộng.
Ngành ngân hàng chìm vào làn sóng sa thải
2 năm dịch bệnh đã khiến cho nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề. Gián đoạn chuỗi cung ứng, lạm phát tăng cao trở thành những vấn đề vô cùng nan giải đối với nhiều quốc gia. Đối mặt với chúng, các doanh nghiệp tìm đủ mọi cách co kéo để giữ “con tàu” của mình không bị lật. Thế nhưng, không ít đơn vị đã không thể chống chọi, rơi vào cảnh phá sản. Số còn lại vẫn đang oằn mình tìm cách thoát.
Chưa bao giờ, cụm từ sa thải, cắt giảm nhân sự lại khiến con người ta cảm thấy bế tắc và sợ hãi như bây giờ. Làn sóng này đang nối dài trên thế giới. Miếng cơm, manh áo của người nào động như co ngắn lại giữa những ngày đông buốt giá.
Sau thương mại điện tử, tiền kỹ thuật số, làn sóng sa thải đã lan đến ngành ngân hàng. Theo một nguồn thạo tin của CNBC, ngân hàng đầu tư toàn cầu Morgan Stanley sẽ cắt giảm khoảng 2% lực lượng lao động. Được biết, tập đoàn hiện đang có 81.567 nhân viên. Đợt sa thải này sẽ khiến khoảng 1.600 nhân viên bị ảnh hưởng cũng như gần hết mọi ngóc ngách của ngân hàng đầu tư toàn cầu.
Nối bước Goldman Sachs, Citigroup, Barclays, ngân hàng này cũng đã khởi động lại “nghi thức Phố Wall” – sa thải nhân viên yếu kém mỗi năm. Nghi thức này trước đây vốn bị tạm dừng trong thời kỳ dịch bệnh.
Được biết, lần cắt giảm nhân sự gần nhất của Morgan Stanley vào năm 2019. Trong khi đó đối với ngành ngân hàng nói chung, việc sa thải nhân viên thường niên đã được tạm dừng kể từ năm 2020.
Câu chuyện buồn của nhiều công ty công nghệ, thương mại điện tử
Hàng loạt công ty công nghệ lớn đã tiến hành sa thải nhân viên, có thể kể đến như Amazon, Meta, Twitter.
Mới nhất, Mark Zuckerberg thông tin về việc khoảng 13% làm việc cho Meta bị sa thải. Người sáng lập Facebook – công ty con của Meta – GSMArena chia sẻ, ông sẽ giải trình và “đặc biệt xin lỗi” về việc sa thải gây ảnh hưởng đến nhiều nhân viên.
CEO Meta tiết lộ, những dự đoán về sự phát triển của thế giới trực tuyến sau đại dịch Covid-19 diễn ra không đúng như mong đợi. Trong khi đó, công ty phải đối mặt với nhiều vấn đề, như sự cạnh tranh gia tăng, mất quảng cáo khiến doanh thu bị giảm. Được biết, Meta đồng thời thực hiện cắt giảm ngân sách, giảm đặc quyền, thu hẹp diện tích bất động sản.
Meta sẽ thực hiện trợ cấp thôi việc, thanh toán số ngày nghỉ phép có lương còn lại, bảo hiểm y tế trong 6 tháng tiếp theo, đồng thời hỗ trợ tìm việc làm mới thông qua nhà cung cấp bên thứ ba cho các nhân viên bị chấm dứt hợp đồng ở Mỹ. Chính sách hỗ trợ sẽ tương tự đối với bên ngoài nước Mỹ, đồng thời dựa vào luật việc làm của địa phương đó.
GOTO, công ty mẹ của Gojek, một kỳ lân công nghệ của Indonesia, ra mắt công chúng vào tháng 4 với việc bán cổ phiếu trị giá 1,1 tỉ USD vừa công bố về việc sa thải 1.300 nhân viên. Số lượng nhân viên mà GOTO sa thải tương đương đương 12% lực lượng lao động của doanh nghiệp này.
Trong một tuyên bố của mình, GoTo cho biết, giống như các công ty khác, GoTo đang thực hiện điều chỉnh sao cho đảm bảo việc vượt qua tương lai nhiều khó khăn trước mắt.
Về việc sa thải hàng loạt nhân viên, GoTo giải thích rằng: “Chúng tôi đã xác định rằng phải thực hiện các biện pháp tiếp theo để đảm bảo công ty có thể vượt qua những thách thức phía trước”.
Sea Limited – công ty mẹ của Shopee, SeaMoney, Garena trong 6 tháng qua đã cắt giảm khoảng 7.000 vị trí, tương đương 10% nhân sự. Được biết, Sea Limited có khoảng 67.000 nhân viên, tính đến hết năm 2021. Giữa tháng 11, mảng thương mại điện tử của Sea Limited là Shopee tiếp tục sa thải thêm 100 nhân viên.
Gần đây, cổ phiếu của ông lớn công nghệ này đã giảm tới gần 90% giá trị. Triển vọng doanh thu của Sea bị ảnh hưởng mạnh khi lãi suất tăng nhanh, cạnh tranh gay gắt. Do đó, công ty buộc phải cắt giảm việc làm, đóng cửa các hoạt động thương mại điện tử ở một số thị trường như châu Âu, Mỹ Latinh…
Shopee, SeaMoney hay ShopeePay đều trong vòng bị ảnh hưởng. Đợt cắt giảm nhân sự này, Sea Limited cắt giảm tập trung ở nhóm bộ phận liên quan đến tuyển dụng và đào tạo ở 2 quốc gia là Singapore và Trung Quốc. Theo chia sẻ của tập đoàn này, động thái này nhằm tối ưu hóa hiệu quả hoạt động.
Ngành Crypto điêu đứng
Hàng loạt các công ty Crypto thông báo về việc cắt giảm nhân sự suốt từ tháng 4/2022 cho đến nay. Trong đó có thể kể đến như: Robinhood, Bitmex, Bitso, coinbase, Blockfi, Opensea, Blockchain.com. Trong đó có cả công ty đã phá sản như Celsius, FTX US…
Mới nhất, một trong những nền tảng tiền mã hoá hàng đầu châu Á là Amber Group tiếp tục đà trượt dài khi thông báo sa thải “hàng trăm” nhân sự, cùng với đó là hoãn lại vòng gọi vốn khi thị trường đang hỗn loạn.
Trước đó, hồi tháng 9, Amber Group cũng chia tay 10% lao động để tinh gọn bộ máy nhân sự. Nguyên nhân đến từ những bất ổn nội tại của nền kinh tế crypto.
“Sau khi cắt giảm 30-40% trong tháng 9, Amber Group – công ty được đầu tư bởi Temasak tiếp tục cắt giảm hàng trăm nhân sự trong tháng 12, yêu cầu nhân viên người Trung Quốc làm việc tại nhà và đóng cửa các văn phòng, thông tin từ các cựu nhân viên”.
Bloomberg cho hay, Amber đã tìm cách hoàn thành việc sa thải vào tháng 11. Tuy nhiên, việc thị trường tiếp tục lao dốc khiến công ty buộc phải cắt giảm thêm, số lượng nhân viên ở châu Âu lúc này chỉ còn một con số.