Lời thề của FED

Tương lai thị trường chứng khoán hay các tài sản rủi ro phụ thuộc nhiều vào quyết định của FED.

Chủ tịch FED Powell nói rằng đầu hàng trước lạm phạt chưa bao giờ là một sự lựa chọn.

FED không đầu hàng

Cục dự trữ liên bang cho biết chưa bao giờ đầu hàng trong cuộc chiến chống lạm phát căng thẳng nhất trong lịch sử nước Mỹ kể từ năm 1980 đến nay.

FED quyết định tăng lãi suất lớn nhất trong 40 năm qua mà không hề nao núng. Chủ tịch Fed Jerome H.Powell đã đặt ra câu hỏi liệu rằng nền kinh tế Mỹ đang ở vị trí nào trong quá trình suy thoái khi mà tình hình lao động của nước này đang phát triển hơn mong đợi.  

Tỷ lệ thất nghiệp thấp, thị trường việc làm ổn định với mức tăng lương kỳ vọng khiến ông Powel lên tiếng: “Chẳng có lẽ nước Mỹ lại suy thoái hay sao?”.

Với việc tăng lãi suất chuẩn lên 75 điểm cơ bản, (lãi suất cho vay – Fed fund rate ở 2,25% đến 2,50%), trong ngày hôm nay (28/7), thị trường sẽ tập trung vào việc Mỹ công bố số liệu tăng trưởng quý II để có những lập luận cho việc liệu nước Mỹ có đang tiến đến giai đoạn suy thoái hay không.

Chỉ số CPI gần chạm đến mốc 10% đủ để khiến Chủ tịch FED và Tổng thống đương nhiệm Joe Biden phải đưa ra quan điểm trước quốc hội vào tháng 11 tới. Đặc biệt khi chỉ số tín nhiệm dành cho ông Biden đang hạ nhiệt, đe dọa Đảng Dân chủ mất quyền kiểm soát Hạ viện và Thượng viện.

Ông Powell thừa nhận rằng các chỉ báo gần chi tiêu và sản xuất của Mỹ đã yếu đi, nền kinh tế vĩ mô đang có bước đi chậm lại so với những năm trước, có khả năng FED cũng sẽ phải kìm hãm lại để ưu tiên tốc độ chi tiêu, ổn định giá cả trở về ngưỡng bình thường.  

Powell cho biết: “Chúng tôi cố gắng hết sức không để xảy ra tình trạng suy thoái”. Cục dự trữ liên bang kiên quyết đối đầu với lạm phát bằng cách tiếp tục đẩy cao lãi suất với mức tăng có thể còn cao hơn nữa trong những đợt tiếp theo.

Các quan chức FED nhận thức sâu sắc về tình hình nước Mỹ đang trải qua thực sự tồi tệ, đặc biệt với các gia đình Mỹ có mức thu nhập không khả quan.

Dữ liệu mới trong quý II

Ông Powell thừa nhận việc tăng lãi suất sẽ tác động đến nền kinh tế, điều này tùy thuộc vào việc lạm phát có “phản ứng” thay đổi hay không để ngân hàng trung ương đưa ra giải pháp giảm đà tốc độ tăng lãi suất.

Mức lãi suất như hiện nay đánh dấu sự kết thúc của 1 thời kỳ “ưu đãi”, “nhân nhượng”, bổ trợ nền kinh tế chịu ảnh hưởng bởi đại dịch, thời đại chi tiêu giá rẻ dường như đã nhường đường cho một kỷ nguyên tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ hiện tại đang tương đương với mức đỉnh của ngân hàng trung ương giai đoạn cực thịnh cuối năm 2015 đến cuối năm 2018.

Tại cuộc họp tiếp theo vào ngày 20 và 21/9, các nhà hoạch định một lần nữa mong muốn FED sẽ nâng lãi suất lên 0,5 điểm phần trăm. Bên cạnh đó, Cục dự trữ liên bang cũng đã phát đi tín hiệu cho thấy việc tăng lãi suất sẽ còn kéo dài. Với định hướng mới, lãi suất cơ bản sẽ lên ngưỡng 3,4% vào cuối năm nay và 3,8% vào năm 2023

Thị trường tương lai gắn liền với chính sách của FED

Ông Powell nói: “Mặc dù có thể một mức tăng khác diễn ra trong thời gian tới, giảm hay tiếp tục tăng – điều này phụ thuộc vào bảng số liệu mà chúng tôi sẽ nhận được trong vài tháng tới. Chúng tôi sẽ tiếp tục đưa ra các quyết định của mình một cách rõ ràng nhất có thể”.

Tương lai thị trường chứng khoán hay các tài sản rủi ro phụ thuộc nhiều vào quyết định của FED.

Cụ thể, lợi suất trái phiếu kho bạc ngắn hạn (2 năm) đã giảm khiến đường cong lợi suất thu hẹp lại. Chứng khoán phố Wall tăng mạnh với việc chỉ số S&P 500 (.SPX) đóng cửa cao hơn 2,6%, đồng USD hạ nhiệt trong nhóm tiền tệ lớn.

Bức tranh thị trường lao động khởi sắc khi tiền lương của người lao động được cải thiện, giá dầu giảm sẽ trở thành công cụ khiến lạm phát phải thoái lui.

Exit mobile version