Để lựa chọn cổ phiếu tiềm năng, có rất nhiều tiêu chí và phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, ROE cao cũng là một trong những tiêu chí hiệu quả để lựa chọn được d oanh nghiệp tốt. Trên thị trường, không có nhiều doanh nghiệp đạt ROE từ 15% trở lên trong ít nhất 3 năm (2019, 2020, 2021) và tăng trưởng liên tục!
ROE là gì?
ROE (Return On Equity hay lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) là chỉ số đo lường hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. ROE càng cao, khả năng sử dụng vốn càng hiệu quả. ROE tối thiểu 15% là một trong những tiêu chí để đánh giá doanh nghiệp hoạt động tốt.
ROE là chỉ số đơn giản, hiệu quả và được sử dụng rộng rãi khi đánh giá cổ phiếu trên thị trường. Tuy nhiên, không có chỉ số nào là hoàn hảo và ROE cũng tồn tại những hạn chế nhất định.
ROE có thể bị tác động khi doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ, làm giảm số lượng cổ phiếu lưu hành và vốn chủ sở hữu; hay lợi nhuận không ổn định (xuất hiện các khoản thu nhập bất thường) cũng có thể gây khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, khi chọn mua cổ phiếu dựa trên ROE và tăng trưởng ROE, nhà đầu tư cần kết hợp với các chỉ số tài chính khác để có cái nhìn tổng quan hơn về tính hình tài chính của doanh nghiệp và đạt hiệu quả tốt hơn, chẳng hạn như P/E để xem giá cổ phiếu đã quá cáo hay chưa…
Đọc thêm: ROE là gì? Cách tính ROE để đánh giá khả năng sinh lời của một công ty
Lựa chọn cổ phiếu tiềm năng với tiêu chí ROE
Để tìm ra doanh nghiệp tăng trưởng ổn định, nhà đầu tư lọc ROE từ 15% trở lên trong ít nhất 3 năm liền và tăng trưởng liên tục.
Hai sàn HOSE và HNX chỉ có tổng cộng 19 doanh nghiệp thỏa mãn tiêu chí ROEA (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân) 3 năm liền (2019, 2020, 2021) > = 15% và tăng trưởng liên tục (tăng trưởng ROEA 2020 và 2021 > 0).
Đọc thêm: Những cổ phiếu tiềm năng có EPS tăng trưởng trong 3 năm
5 doanh nghiệp có vốn hóa thị trường trên 1 tỷ USD (hơn 23 ngàn tỷ đồng) lọt vào danh sách là CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) – vốn hóa gần 208 ngàn tỷ đồng, CTCP FPT (HOSE: FPT) – hơn 84 ngàn tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (HOSE: VIB) – hơn 73 ngàn tỷ đồng, CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) – gần 47 ngàn tỷ đồng và CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HOSE: DGC) – hơn 27 ngàn tỷ đồng.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có quy mô lớn. Trong danh sách, có 3 doanh nghiệp có VHTT dưới 1,000 tỷ đồng là CTCP Xi măng La Hiên VVMI (HNX: CLH) – vốn hóa 328 tỷ đồng, CTCP Địa ốc 11 (HNX: D11) – vốn hóa 227 tỷ đồng và CTCP Container Miền Trung (HNX: VSM) – vốn hóa 81 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh và giá cổ phiếu khả quan
Năm 2021, các doanh nghiệp đều ghi nhận lợi nhuận sau thuế (LNST) và tăng trưởng. Chỉ có 2 doanh nghiệp giảm nhẹ LNST (chưa tới 1%) so với năm trước là CTCP Dầu thực vật Tường An (HOSE: TAC) và CTCP Sonadezi Long Thành (HOSE: SZL). Đáng chú ý, 5 doanh nghiệp có VHTT trên 1 tỷ USD đều có mức lãi ròng trên 1,000 tỷ đồng.
Với năng lực sử dụng vốn hiệu quả, cổ phiếu của các doanh nghiệp đều tăng giá khả quan trong năm 2021, với mức tăng từ 17-78%. Nhiều cổ phiếu hiện có P/E nhỏ hơn P/E của thị trường chung