Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thường sẽ có nhiều kênh phân phối bảo hiểm khác nhau, điển hình trong số đó là kênh liên kết ngân hàng và kênh đại lý. Vậy 2 kênh phân phối này có những ưu điểm và nhược điểm gì? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!
1. Điểm tương đồng giữa 2 kênh phân phối bảo hiểm: Kênh ngân hàng và Kênh đại lý bảo hiểm
Cùng bán chung một sản phẩm bảo hiểm
Đa số các sản phẩm bảo hiểm được doanh nghiệp cung cấp tại kênh liên kết ngân hàng đều tương tự với sản phẩm được phân phối tại kênh đại lý với cùng tên gọi, quyền lợi, hệ số phí, thời hạn đóng phí, phí rủi ro, thời gian bảo vệ,…
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sau khi ký kết với công ty bảo hiểm, các ngân hàng sẽ đổi tên sản phẩm sang tên khác để phân biệt khách hàng thông qua nguồn nào một cách dễ dàng hơn. Dù tên sản phẩm đã được đổi song bản chất sản phẩm bảo hiểm vẫn là một, dù là được cung cấp từ kênh ngân hàng hay kênh đại lý.
Đơn vị chịu trách nhiệm cuối cùng vẫn là công ty bảo hiểm
Về mặt pháp lý, dù khách hàng ký hợp đồng bảo hiểm thông qua kênh phân phối nào thì khi có các vấn đề phát sinh thì trách nhiệm giải quyết vẫn thuộc về công ty bảo hiểm. Tránh việc nhầm tưởng rằng khi mua bảo hiểm qua kênh phân phối ngân hàng thì trách nhiệm sẽ thuộc về ngân hàng.
Tương tự như kênh phân phối đại lý, các ngân hàng khi tư vấn bảo hiểm cho khách hàng đều giới thiệu, giải thích, hoàn tất thủ tục nếu khách hàng có nhu cầu.
Tuy nhiên, trong trường hợp ngân hàng và công ty bảo hiểm ngừng hợp tác thì khách hàng mua bảo hiểm qua kênh phân phối ngân hàng sẽ không còn được hỗ trợ thu phí cũng như làm thủ tục chi trả quyền lợi nữa mà sẽ đến trực tiếp văn phòng giao dịch của công ty bảo hiểm để thực hiện các thủ tục cần thiết.
Như vậy, công ty bảo hiểm sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm cuối cùng cho những vấn đề liên quan tới hợp đồng bảo hiểm mà không phải là đại lý, ngân hàng hay bất cứ đơn vị phân phối nào khác.
2. Điểm khác nhau giữa Kênh ngân hàng và Kênh đại lý bảo hiểm
Phân khúc khách hàng
Đối tượng khách hàng của đại lý bảo hiểm là tất cả những người có nhu cầu tham gia bảo hiểm và đáp ứng đủ điều kiện sức khỏe để tham gia bảo hiểm.
Còn với kênh phân phối ngân hàng, đối tượng khách hàng tập trung chủ yếu là các khách hàng gửi, vay tiền tại ngân hàng.
Nhân viên tư vấn
Với kênh đại lý bảo hiểm, các nhân viên của đại lý thường sẽ đảm nhận hầu hết các công đoạn như tìm kiếm, tư vấn khách hàng, hoàn thiện hồ sơ bảo hiểm và chăm sóc khách hàng.
Khác với kênh đại lý, tại ngân ngàng, các nhân viên sẽ tư vấn và trao đổi với khách hàng về nhu cầu bảo hiểm. Nếu khách hàng quan tâm thì sẽ có một nhân viên chuyên về tư vấn bảo hiểm sẽ có trách nhiệm gặp gỡ để tư vấn và hỗ trợ hoàn tất hồ sơ yêu cầu bảo hiểm, thu tiền và nộp lại cho công ty bảo hiểm.
Sự tiện lợi
Với mỗi kênh phân phối sẽ đem lại những sự tiện lợi khác nhau.
Về phía ngân hàng, kênh phân phối này có lợi thế về phương thức thanh toán phí bảo hiểm khi có thể tự động chuyển đóng phí bảo hiểm.
Về phía đại lý bảo hiểm có lợi thế về sự linh động, có thể đi khắp nơi để tư vấn, hỗ trợ, đem lại sự thoải mái và dễ hài lòng cho khách hàng.
Hiểu biết về từng sản phẩm
Thông thường, các đại lý bảo hiểm thường có kiến thức và hiểu biết về các sản phẩm bảo hiểm cao hơn so với các nhân viên tư vấn bảo hiểm tại các ngân hàng. Với đặc thù của từng kênh phân phối thì các đại lý bảo hiểm thường phải dành nhiều thời gian để tham gia các khóa đào tạo về sản phẩm và trải qua kỳ thi trắc nhiệm của Bộ tài chính để được cấp chứng chỉ hành nghề. Do đó, hầu hết các đại lý bảo hiểm thường sẽ định hướng đây là công việc theo đuổi lâu dài và nghiêm túc.
Còn đối với các tư vấn viên tại ngân hàng thì thời gian học và nội dung sẽ được cắt giảm đi nhiều nên sự thấu hiểu sản phẩm có thể sẽ hạn chế hơn so với các đại lý.
Để đảm bảo quyền lợi cũng như khả năng tích lũy lâu dài, khách hàng nên cân nhắc và lựa chọn mua bảo hiểm nhân thọ qua kênh phân phối nào mà mình cảm thấy tin tưởng, có đầy đủ kinh nghiệm và tâm huyết để hỗ trợ mình một cách tốt nhất.
Nguồn: Tổng hợp