Mới đây, hàng loạt các báo cáo đưa ra cho rằng việc gia tăng lượng khí thải carbon của Bitcoin là do lệnh cấm khai thác của Trung Quốc và tuyên bố tập trung hơn vào năng lượng tái tạo của quốc gia này.
Lượng khí thải carbon của Bitcoin tăng mạnh sau lệnh cấm khai thác của Trung Quốc
Phương thức Proof-of-work của mạng Bitcoin đang trở thành đề tài tranh luận về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) trong suốt một thời gian dài. Mới đây, một nghiên cứu đã càng làm dấy lên vấn đề về lượng khí thải carbon của BTC.
Báo cáo “Lượng khí thải carbon của Bitcoin” xuất bẩn trên tạp chí khoa học đã nhấn mạnh rằng, việc Trung Quốc cấm khai thác tiền điện tử có thể là nguyên nhân khiến lượng khí thải carbon của Bitcoin tăng them 17%.
Từ hồi tháng 05/2021 trở về trước đó, Trung Quốc được coi là trung tâm chính của các thợ đào Bitcoin, với hơn 60% tổng số hashpower của mạng. Tuy nhiên, khi chính phủ nước này công bố lệnh cấm khai thác tiền điện tử, hang loạt cuộc di cư của các trung tâm khai thác tiền điện tử đã diễn ra trên diện rộng. Chỉ đến tháng 08/2021, thị phần hashpower của Trung Quốc đã giảm xuống gần như bằng 0 khi các công ty khai thác đồng loạt chuyển tới Mỹ, Nga và Kazakhstan.
Các chuyên gia tiền điện tử cho thấy, mặc dù kỳ vọng động thái này sẽ giúp môi trường trở nên “xanh hơn” nhưng kết quả lại hoàn toàn ngược lại. Báo cáo mới nhất cho thấy, kể từ tháng 8 năm ngoái, lượng năng lượng tái tạo được sử dụng để cung cấp cho quá trình khai thác BTC đã giảm từ 42% xuống còn 25%.
Quá trình theo dõi nguồn điện cung cấp cho hoạt động khai thác đã phát hiện ra rằng, blockchain hang đầu đã thri ra 65 megaton carbon dioxide. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng các thợ đào của Trung Quốc tập trung vào năng lượng tái tạo hơn hẳn các quốc gia khác.
Mặc dù vậy, nghiên cứu này vẫn còn nhiều mâu thuẫn so với báo cáo được đưa ra bởi Hội đồng khai thác bitcoin trước đó của Giám đốc điều hành MicroStrategy, khi Michael Saylor tuyên bố rằng năng lượng mà mạng Bitcoin sử dụng để khai thác có tới 66% năng lượng bền vững.
Nguồn: Cointelegraph