Vừa trải qua giai đoạn tăng sốc, giá vàng những ngày gần đây đã hạ nhiệt. Các chuyên gia đã đưa ra nhận định về một vài nguyên nhân.
Giá vàng giảm mạnh trước khi Fed công bố lãi suất
Dự kiến vào thứ 4 tuần này, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) công bố lãi suất. Giá vàng đã giảm mạnh trước khi diễn ra sự kiện này.
Trên thế giới, lúc 8h sáng 15/3, giá vàng giao ngay trên sàn Kitco là 1.950 USD/ounce, tương đương với mức 53,89 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới hiện đang rẻ hơn giá vàng trong nước 15,13 triệu đồng/lượng nếu quy đổi theo tỷ giá USD tự do và chưa tính thuế phí.
Tại Hà Nội, sáng 15/3, cập nhật lúc 8h45, giá vàng SJC được niêm yết mua vào – bán ra ở mức 67,2 – 68,42 triệu đồng/lượng. Chiều mua giảm 100.000 đồng/lượng, chiều bán giảm 600.000 đồng/lượng so với phiên ngày 14/3.
Tại TP HCM, giá vàng SJC tương đương tại thị trường Hà Nội. Có điều, chiều bán ra lệch hơn một chút, ở mức 68,4 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua bán dù vẫn ở mức cao, dao động từ 1,2 – 1,22 triệu đồng/lượng nhưng so với những ngày trước đó đã thu hẹp đáng kể.
Những nguyên nhân kìm giá vàng
Hôm qua (14/3), giá vàng trên thế giới đã quay về mốc 1.955 USD/ounce. Trong khi đó, giá dầu WTI cũng chỉ còn 99,76 USD/thùng, giảm 8,75%; giá dầu Brent rơi cảnh mất 8% chỉ trong 1 ngày. Ngược lại, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã vọt tăng ở mức 2,12%.
Dễ nhận thấy, giá vàng đã giảm mạnh trước khi diễn ra buổi công bố lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) được dự kiến vào thứ 4 tuần này.
Ngoài nguyên nhân trên tác động đến giá vàng, giới chuyên gia còn cho rằng, tâm lý rủi ro trên thị trường cũng đã có dấu hiệu hạ nhiệt. Họ kỳ vọng hơn về đàm phán giữa Nga và Ukraine.
Nhà báo Nga Mark Feygin đã thực hiện một cuộc phỏng vấn hôm 14/3 với cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, ông Oleksiy Arestovych. Vị này bày tỏ sự tin tưởng về việc có thể đạt được một thỏa thuận hòa bình với Nga trong vòng 1- 2 tuần tới. Trường hợp muộn nhất có thể là vào tháng 5.
Ông Carsten Fritsch của ngân hàng Commerzbank (Đức) thì tỏ ra quan ngại và cho rằng, rất khó đoán được tương lai khi chiến sự ở Ukraine hiện tại vẫn đang leo thang. Quan điểm của ông, giới đầu tư sẽ không giữ được tâm lý lạc quan lâu bởi họ còn quá nhiều áp lực.
Fed dường như sẽ phải tăng tốc độ trong hành động của mình. Bởi, ngân hàng trung ương Mỹ đang khá đau đầu với tình hình lạm phát.
Tuy nhiên, nhiều nhận định vẫn cho rằng, trong bối cảnh chiến sự diễn ra ở Ukraine, cùng với đó là các lệnh vận cấm vận mà Mỹ đang áp lên Nga khả năng sẽ tạo ra những ảnh hưởng không mong muốn.
Theo như ông Hussein Sayed của Exinity, giá năng lượng và hàng hóa đang bị đẩy lên cao. Người tiêu dùng Mỹ bị ảnh hưởng. Nếu không thể kiểm soát tình trạng này thì sẽ xảy ra điều tồi tệ hơn.
Hai tình huống được vị này đưa ra đó là trường hợp Fed thắt chặt chính sách tiền tệ quá nhanh sẽ khiến thị trường tài chính bị tổn thương, nguy cơ suy thoái gia tăng. Ngược lại, nếu Fed có phản ứng quá chậm với lạm phát, trong thời gian tới, giá hàng hóa sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát sau khi tăng chóng mặt.
Được biết, trong tuần này, các ngân hàng trung ương Anh và Nhật Bản cũng sẽ đưa ra các quyết định về tỷ giá trong chính sách tiền tệ của mình.