Xảy ra 4 sự cố mạng chỉ trong vòng vài tháng ngắn ngủi, hiện mạng Solana đang đối mặt với khủng hoảng hiệu suất sụt giảm trầm trọng.
Blockchain Solana đang phải đối diện với khủng hoảng sụt giảm hiệu suất mạng lần thứ 2 chỉ trong vòng 1 tuần. Nguyên nhân của vấn đề ban đầu được cho là sự gia tăng quá nhiều về số lượng giao dịch.
Để xử lý cấp bách tình trạng này, các kỹ sư của Solana đang cố gắng sửa chữa để khắc phục sự cố và nâng hiệu suất cao hơn cho khách hàng.
Cụ thể, trong tuần qua, ban đầu Solana có thể TPS 50.000 giao dịch (khối lượng giao dịch tính trên đơn vị giây), tuy nhiên nó hiện bị giảm chỉ còn vài ngàn giao dịch TPS. Điều này hạn chế rất nhiều đến hiệu suất cuả người dùng. Nhiều báo cáo cho rằng, đây nhiều khả năng là hệ quả của 1 vụ tấn công DDoS.
- Tấn công DDoS là một trong những tai nạn công nghệ phổ biến khi hacker sẽ tìm cách ngăn cản người dùng truy cập tới các website hay các dịch vụ trực tuyến. Hacker có thể ngăn cản bạn truy cập vào email, các website hay các tài khoản trực tuyến (banking, v.v).
Trước đó vào ngày 4/1, mạng Solana đã ngoại tuyến trong vòng 4 tiếng vào ngày 4/1, tuy nhiên sự cố không gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với mạng hệ thống. Blockchain Solana đã gặp phải sự cố mạng lần 3 chỉ trong vài tháng trở lại đây đã khiến hệ thống mạng dừng lại tạm thời và làm các giao dịch không thành công.
Người dùng đang “đồn đoán” về kịch bản liệu đây có phải là ảnh hưởng của một cuộc tấn công DDos khác gây ra hay không? Theo Wu Blockchain, mạng Solana đã ngừng hoạt động từ 4h sáng (giờ địa phương), nghi ngờ do một cuộc tấn công DDoS chủ ý hướng vào Solana.
Tuy nhiên, người đồng sáng lập Solana Labs, CEO Anatoly Yakovenko đã phủ nhận về vụ tấn công DDoS trong thời điểm này. Yakovenko khẳng định rằng các vấn đề mạng xảy ra trong thời gian gần đây không liên quan đến DDoS. Yakovenko cũng nói rằng “mô hình mới của SOL vẫn đang thách thức các kỹ thuật viên, việc tung ra bản beta vá lỗi thực sự để giải quyết vấn đề này là ở phiên bản 1.9”.
Trong một cuộc phỏng vấn, Austin Federa, người đứng đầu bộ phận truyền thông của Solana Labs nói rằng các kỹ sư công nghệ hiện đang làm việc cận lực để giải quyết mọi vấn đề của mạng, đặc biệt là liên quan đến việc cải thiện chỉ số đo lường giao dịch.
Về quy mô, việc có hay không DDoS rất khó để xác định. Coinbase hay Wu Blockchain và Redditors cũng không ít lần cảnh báo về sự cố không truy cập được mạng trong thời gian giao dịch.
Ở góc nhìn khác, Giám đốc đầu tư của Cyber Capital, Justin Bons, cho biết ông không đồng tình với Solana về cách thức xử lý khủng hoảng đồng thời không ủng hộ các dự án của Solana khi lên án đơn vị này đã không ưu tiên cải thiện blockchain hiệu quả.
Mạng Solana là cái tên triển vọng và tiềm năng
Hệ sinh thái Solana ổn định với nhiều tín hiệu tích cực khiến mạng Solana trở thành đồng coin được kỳ vọng lớn nhất trong năm 2022. Hệ sinh thái ổn định, có tầm nhìn đầu tư cùng với Derivatives market (thị trường phái sinh) tốt. Tất cả những điều này báo hiệu 1 năm tốt lành với SOL coin trong năm 2022.
Mạng Solana (SOL) trở thành cái tên hàng đầu trong thị trường hợp đồng thông minh, TVL đạt 11 tỷ USD, tăng 660 triệu USD, phủ sóng trên hơn 40 ứng dụng DeFi.
Các nhà đầu tư có nhiều lý do để kỳ vọng vào thị trường hơn 56 tỷ USD tiếp tục mở rộng mạng lưới của mình mặc dù những đối thủ cạnh tranh với SOL vô cùng mạnh như Binance Smart Chain (BNB), Avalanche (AVAX) và Polygon (MATIC).
Vào cuối tháng 12 vừa qua, mạng Solana trở thành “con cưng” thứ 16 của Grayscale bằng việc ra mắt quỹ đầu tư Grayscale SOL Trust. Đối với thị trường NFT Magic Eden, hàng tuần có 58.400 địa chỉ hoạt động tích cực, chiếm hơn 50% OpenSea – đơn vị thống trị số lượng hoạt động của người dùng.
Về hợp đồng tương lai, mạng Solana hiện nắm giữ lãi suất mở khá tốt. Bất chấp sự sụp đổ của thị trường (1,9 tỷ USD vào 8/11) nhưng về tổng giá trị tài khóa, SOL không hề kém cạnh bất kỳ đối thủ nào. Người dùng dApps của hệ sinh thái tiềm năng này hiện gần bằng 1 nửa số người dùng trên Ethereum.
Zoe (Nguồn Cointelegraph)