Mô hình tam giác đối xứng là gì: Khái niệm
Khi nhắc đến mô hình tam giác đối xứng đây là một mô hình để thể hiện lên biểu đồ giá đặc trưng với hai đường xu hướng hội tụ nối một loạt các đỉnh cao nhất và các đáy thấp nhất liên tiếp. Những đường xu hướng này thường hội tụ với độ dốc gần bằng nhau.
Các đường xu hướng hội tụ với độ dốc không tương tự nhau có thể là một mô hình nêm hướng xuống, mô hình nêm hướng lên , mô hình tam giác tăng dần hoặc mô hình tam giác giảm dần.
Như vậy ta thấy loại biểu đồ giá theo mô hình tam giác đối xứng biểu diễn một giai đoạn hợp nhất trước khi giá buộc phải phá kháng cự hoặc phá hỗ trợ . Sự phá hỗ trợ xuống thấp hơn đường xu hướng phía dưới đánh dấu sự khởi đầu của một xu hướng giảm giá mới. Ngược lại, sự phá kháng cự lên cao hơn đường xu hướng phía trên cho thấy dấu hiệu bắt đầu của một xu hướng tăng giá mới.
Các Mô Hình Tam Giác
Các tam giác là mô hình tiếp diễn phổ biến nhất. Đây là mô hình cơ bản của phân tích kỹ thuật. Các tam giác được sử dụng rộng rãi và có những đặc điểm khá nổi bật. Chúng ta sẽ nghiên cứu 3 loại:
- Mô hình tam giác đối xứng
- Mô hình tam giác hướng lên
- Mô hình tam giác hướng xuống
Những dạng mô hình tam giác này có thể đồng thời được coi là các mô hình tiếp diễn và đảo chiều
1. Mô Hình Tam Giác Đối Xứng
Tam giác đối xứng là sự kết hợp của các đỉnh và đáy được nối với nhau bằng các đường hỗ trợ và kháng cự hội tụ, các đường này tạo thành một tam giác cân. Tam giác này nằm ngang, có thể hơi nghiêng một chút. Mô hình giá này xuất hiện trong nhiều thị trường tài chính khác nhau: Ngoại hối, chứng khoán, hàng hóa tương lai, tiền điện tử.
2. Mô Hình Tam Giác Đối Xứng Được Tạo Thành Như Thế Nào?
Sau khi đã tăng được một khoảng thời gian nhất định (sóng 1), giá chạm tới một ngưỡng chặn mạnh và không thể vượt qua được. Các nhà giao dịch (trader) đóng các trạng thái mua của mình và bên bán bắt đầu bán ra.
Sóng 2 là dấu hiệu thị trường đảo chiều, nhưng giá vẫn không thể đạt tới mức đáy trước đó do bên mua nôn nóng mua vào và tham gia thị trường. Sau đó, giá lại cố gắng vượt qua mức đỉnh trước đây (sóng 3) và khi đó, bên bán lại nhanh chóng tham gia thị trường và bán ra.
Nếu bạn nối các đỉnh và đáy với các đường hỗ trợ và kháng cự, bạn sẽ có một hình tam giác. Tình thế thị trường sẽ tự lặp lại, sóng 4 (sóng giảm) kết thúc thậm chí còn sớm hơn sóng trước đó và là dấu hiệu cho thấy những thành phần tham gia thị trường đang sốt sắng mua vào. Sóng 5 (sóng tăng) phá vỡ các đường cạnh của tam giác và hoàn thiện mô hình giá.
3. Đặc Điểm Của Mô Hình Giá Đối Xứng
- Có một ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự mạnh.
- Được tạo thành từ 5 sóng.
- Bạn cần có hai điểm dao động cao nhất và hai điểm dao động thấp nhất để tạo thành một tam giác.
- Cạnh trên của tam giác cần nằm ngang. Có thể có độ dốc nhỏ theo chiều đi xuống.
- Giá sẽ cắt qua tam giác từ một cạnh xuyên sang cạnh đối diện trong khi phản ánh diễn biến thị trường thực tế.
- Nếu L là chiều cao của tam giác, sự phá vỡ là chính xác khi nó diễn ra trong khu vực nằm giữa 2/3 L và 1/3/ L tính từ dưới tam giác lên (Hình 1). Sự phá vỡ diễn ra trong khu vực từ ½ L và ¾ L. Sự phá vỡ nằm ngoài khu vực này là không chính xác.
- Để bắt đầu một giao dịch tại thời điểm phá vỡ, hãy đặt mức cắt lỗ của bạn dưới ngưỡng chặn mạnh vừa bị phá vỡ (nếu bạn mở trạng thái mua) hoặc trên ngưỡng đó (nếu bạn mở trạng thái bán). Mục tiêu giá là chiều cao của đáy tam giác tính từ điểm phá vỡ. Thị trường sẽ đạt được ít nhất 75% mục tiêu giá.
- Sau thời điểm phá vỡ, giá có thể quay lại mức phá vỡ để từ đó tiếp tục đi theo xu hướng của quá trình này. Các cạnh tam giác càng ít dốc thì khả năng giá quay trở lại càng cao.
- Khối lượng giao dịch sụt giảm là tín hiệu cho sự tạo thành của một mô hình giá và sau đó, khối lượng lại tăng lên tại và ngay sau thời điểm của sự phá vỡ.
Mô hình tam giác vừa có thể là mô hình tiếp diễn vừa có thể là mô hình đảo chiều. Nếu một tam giác được hình thành ở cuối một xu hướng ngắn thì nó có thể là một mô hình đảo chiều. Quy mô của một mô hình so với diễn biến giá trước đó cũng khá quan trọng. Nếu một mô hình giá được hình thành trong một khoảng thời gian dài hơn diễn biến trước đó thì cơ hội đảo chiều là rất cao.
4. Cách giao dịch với mô hình tam giác đối xứng
Điểm vào lệnh:
Đặt một lệnh SELL với phá vỡ giảm hoặc lệnh BUY đối với phá vỡ tăng ngay tại giá đóng cửa của thanh nến xác nhận mô hình.
Điểm dừng lỗ:
Điểm Stop Loss phù hợp nhất là dưới đáy thấp gần nhất với phá vỡ tăng và trên đỉnh gần nhất với phá vỡ giảm (xem hình).
Mục tiêu chốt lời:
Chốt lời khi giá di chuyển được một khoảng bằng với chiều cao của mô hình chốt lời tại hỗ trợ kháng cự gần nhất. Nếu phát hiện xu hướng mạnh thì bạn có thể đặt Trailing Stop để giá chạy theo xu hướng.
Tham khảo thêm các chỉ báo khác như MACD hay chỉ báo RSI (chỉ báo sức mạnh tương đối) để có cái nhìn tổng quan hơn.
Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Ý kiến được trình bày ở đây không phải là lời khuyên đầu tư – đây chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin.
JM