Thẻ tín dụng cá nhân thì hầu hết mọi người đều biết, tuy nhiên thẻ tín dụng doanh nghiệp thì không phải ai cũng nắm được. Cùng Vimoney tìm hiểu về loại thẻ này.
Thẻ tín dụng doanh nghiệp là gì?
Ngoài thẻ tín dụng cá nhân, ngân hàng còn phát hành thẻ tín dụng cho các công ty, doanh nghiệp gọi là thẻ tín dụng doanh nghiệp. Đây là một trong những loại thẻ giúp doanh nghiệp tiêu trước, trả sau để có thể bổ sung nguồn vốn lưu động kịp thời cũng như giảm thiểu rủi ro so với với việc lưu thông tiền mặt.
Thẻ tín dụng doanh nghiệp, đặc điểm cần biết
Công ty đứng tên đăng ký mở thẻ sau đó sẽ uỷ quyền cho người đứng tên thẻ tín dụng. Thẻ này sẽ được sử dụng để phục vụ những mục đích chung của công ty. Công ty sẽ thanh toán với ngân hàng phát hành mọi thanh toán liên quan đến thẻ.
Có thể dùng thẻ tín dụng doanh nghiệp để thanh toán tiền mua hàng hóa, chi trả chi phí vận hành điện nước, thanh toán quảng cáo online, thanh toán chi phí vé taxi, máy bay, khách sạn…
Nó cực tiện khi đi công tác nước ngoài bởi có thể thanh toán không cần đổi ngoại tệ một cách nhanh chóng, giảm thiểu hoạt động tạm ứng công tác phí hay mang theo tiền mặt.
Đối tượng sử dụng thẻ tín dụng doanh nghiệp
Dành cho các đối tượng là doanh nghiệp, công ty có có những nhu cầu về việc bổ sung nguồn vốn lưu động, quản lý hiệu quả chi tiêu ngân sách hơn, tiết kiệm chi phí vận hành.
Những lợi ích của thẻ tín dụng doanh nghiệp
Thẻ tín dụng doanh nghiệp cũng giống như thẻ tín dụng cá nhân, mang lại rất nhiều những lợi ích cho người sử dụng. Đối với các doanh nghiệp, thẻ tín dụng doanh nghiệp có những lợi ích như:
Thanh toán tiện lợi
Có trong tay thẻ tín dụng doanh nghiệp, ở bất cứ đâu, kể cả nước ngoài bạn cũng có thể chi tiêu và thanh toán. Nếu ở nước ngoài, bạn thậ chí không phải đổi ngoại tệ. Việc chi trả gọn nhẹ chỉ thông qua một lần quẹt thẻ.
Các loại phí có thể được thanh toán bằng thẻ tín dụng doanh nghiệp như: Công tác phí, chi phí vé máy bay, điện nước, khách sạn hay chi phí nhập nguyên liệu từ nước ngoài… Hoạt động thanh toán này không chỉ bảo mật, an toàn mà còn tiết kiệm thời gian.
Hạn chế rủi ro
Thanh toán tiền mặt, doanh nghiệp đối mặt với các rủi ro liên quan đến cắt xén tham nhũng hay sử dụng sai mục đích ngân sách… Chưa kể, với số tiền lớn việc mang vác cũng mất sức và thời gian. Do đó, thẻ tín dụng doanh nghiệp có thể giải quyết được những vấn đề này. Trường hợp mất thẻ có thể giải quyết chỉ bằng một cuộc điện thoại gọi tới hotline ngân hàng.
Quản lý chi tiêu hiệu quả
Nhờ sao kê ngân hàng gửi nên các khoản chi tiêu đều được liệt kê rất rõ ràng. Các khoản chi tiêu dưới danh nghĩa cá nhân hay công ty đều được tách bạch rõ ràng. Vì thế, doanh nghiệp rất dễ dàng để theo dõi và quản lý vấn đề tài chính.
Hạn mức lớn
Hạn mức thẻ tín dụng doanh nghiệp sẽ được cấp riêng nhưng nhìn chung, hạn mức của nó đều rất lớn, lên tới 5 tỷ VNĐ.
Tiết kiệm thời gian, chi phí
Thông thường, các khoản chi tiêu của công ty sẽ có giá trị lớn. Thời gian huy động đủ nguồn tiền mặt vì thế cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn. Mặt khác, khi quản lý số lượng tiền mặt lớn dễ gây nhầm lẫn, thất thoát. Do vậy, thẻ tín dụng doanh nghiệp sẽ giúp khắc phục rất tốt vấn đề đó.
Nhiều ưu đãi
Chủ thẻ tín dụng doanh nghiệp được hưởng nhiều ưu đãi từ ngân hàng. Như thẻ tín dụng VPbiz (VPBank) miễn phí phí phát hành và ưu đãi giảm giá mua hàng, hoàn tiền tới 5%.
Ví dụ: khi mở thẻ thẻ tín dụng doanh nghiệp VPBiz của VPBank bạn sẽ được miễn phí phí phát hành, miễn lãi 45 ngày, ưu đãi giảm giá khi mua hàng, miễn lãi 45 ngày hoàn tiền lên đến 5%, miễn lãi 45 ngày…
Số lượng thẻ phụ
Khách có thể mở thêm 1-3 thẻ phụ đối với thẻ tín dụng cá nhân nhưng thẻ tín dụng doanh nghiệp cho phép mở nhiều hơn thế. Thậm chí, có ngân hàng cho phát hành thẻ phụ lên tới 29 chiếc, như VPBiz của VPBank.
Thủ tục đăng ký thẻ tín dụng doanh nghiệp
Điều kiện đăng ký
Do tính cạnh tranh nên các ngân hàng thường không công khai điều kiện cụ thể để đăng ký thẻ tín dụng doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp nên liên hệ trực tiếp ngân hàng để có thông tin chuẩn xác nhất.
Điều kiện cấp hạn mức thẻ
Một số tiêu chí xét duyệt việc cấp hạn mức thẻ cho doanh nghiệp:
- Thời gian thành lập doanh nghiệp: Mỗi ngân hàng sẽ có quy định riêng.
- Tình hình kinh doanh: Hoạt động kinh doanh có ổn định, có lãi không? Nguồn vốn có bị mất cân đối trong thời điểm đăng ký gần nhất hay không? Có bị nợ xấu không?
Hồ sơ đăng ký
Mỗi ngân hàng có hồ sơ đăng ký khác nhau, nhưng thông thường hồ sơ đăng ký sẽ gồm:
- Giấy phép kinh doanh/Giấy phép đầu tư
- Chứng nhận đăng ký mã số thuế
- Mẫu dấu và Chứng nhận đăng ký mẫu dấu
- Điều lệ thành lập doanh nghiệp
- Bản sao chứng minh nhân dân/hộ chiếu người điều hành doanh nghiệp
- Bản sao CMT hoặc hộ chiếu của người được ủy quyền trong trường hợp nộp đơn qua sự ủy quyền
- Các giấy tờ khác: Chứng từ tài liệu liên quan đến việc cấp phép cho vay trong doanh nghiệp, tùy quy định từng ngân hàng.
Cách mở thẻ tín dụng doanh nghiệp
- Gọi ngân hàng hoặc đến trực tiếp để nhận tư vấn.
- Hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của ngân hàng và nộp hồ sơ theo hướng dẫn.
- Nhận thẻ, sử dụng sau khoảng 15 ngày đến 1 tháng.