Các giải pháp Multichain sẽ thay đổi không gian blockchain từ một “công nghệ mới thú vị” thành một ngành thiết yếu, tăng trưởng cao.
1. Khái niệm Multichain là gì?
Multichain là một thuật ngữ có nghĩa “đa chuỗi, đa nền tảng”. Cụ thể hơn, trong thị trường tiền điện tử, một dự án được triển khai trên multichain sẽ được hiểu là dự án đó đang được triển khai trên ít nhất hai chuỗi khác nhau. Đó có thể là Ethereum (ETH), Binance Smart Chain (BSC), Solana (SOL), Polkadot (DOT), Avalanche (AVAX) hoặc các blockchain khác.
Trong khi đó Cross-chain là chuỗi chéo, một giải pháp giúp chuyển tài sản từ chuỗi này sang chuỗi khác nhằm tối ưu khả năng kết hợp giữa các chuỗi. Các dự án hoạt động trong lĩnh vực Cross-chain sẽ có chức năng kết nối và luân chuyển tài sản các nền tảng blockchain có cấu trúc khác nhau.
Một dự án triển khai multichain có nghĩa là ngoài chuỗi gốc ban đầu (Bitcoin, Ethereum, BSC,…) thì dự án đó có thể triển khai trên một chuỗi khác theo một cách độc lập. Tuy nhiên, để tài sản có thể luân phiên giữa các chuỗi thì cần công cụ Cross-chain.
2. Lợi ích và ý nghĩa của việc triển khai Multichain
Trong bối cảnh tiền điện tử ngày càng phát triển, trên mỗi nền tảng đều có những cái tên vô cùng nổi bật. Chẳng hạn như trên Ethereum có Uniswap, trên Binance Smart Chain lại có PancakeSwap, trên Polygon có Quickswap,…
Tuy vậy, các dự án này đều đang hoạt động rất độc lập với sự hạn chế về khả năng tiếp cận người dùng cũng như việc chưa có sự kết nối với các hệ sinh thái khác. Do đó, sự ra đời của multichain sẽ giải quyết được vấn đề này.
Khi áp dụng cơ chế multichain, không chỉ người dùng mà cả dự án cũng nhận được rất nhiều lợi ích. Cụ thể là tiếp cập được những người dùng ở các hệ sinh thái mới; khắc phục được việc tắc nghẽn, tốc độ chậm ở những chuỗi chính; tận dụng được những ưu điểm của chuỗi khác với tốc độ nhanh và chi phí rẻ; giới thiệu được các token (đặc biệt là các dự án stablecoin) lên các hệ sinh thái khác. Chưa kể, người dùng ở những hệ sinh thái nhỏ sẽ có cơ hội để tiếp cận với những lĩnh vực mà hệ sinh thái của mình chưa thể triển khai được (insurance, index token,…)
3. Xu thế và sự phát triển của Crosschain & Multichain
Crosschain có sự đóng góp không nhỏ trong sự phát triển của Multichain, bởi Crosschain có nhiệm vụ giúp người dùng luân chuyển tài sản giữa các chuỗi với nhau. Mình sẽ tóm tắt sự phát triển của Cross-chain và Multi-chain qua 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Sự xuất hiện của các Cross-chain tool trên hệ sinh thái mới
Trong giai đoạn đầu, để thu hút các tài sản kỹ thuật số từ hệ sinh thái khác, những hệ sinh thái mới phát triển như Binance Smart Chain và Polkadot đều cho triển khai cơ chế Cross-chain brigde để hỗ trợ người dùng chuyển tài sản kỹ thuật số từ các chuỗi khác sang chuỗi của mình, đặc biệt thu hút người dùng từ chuỗi Ethereum – chuỗi phát triển mạnh mẽ nhất của các nền tảng DeFi.
Trên nền tảng Binance Smart Chain cũng triển khai Binance Bridge cho phép người dùng có thể chuyển tài sản kỹ thuật số ở chuỗi khác sang chuỗi BSC và ngược lại. Không chỉ riêng BSC, mỗi hệ sinh thái sẽ dần triển khai công cụ “cầu nối” của mình khi Solana có Wormhole, NEAR có Rainbow Bridge,…
Đa số các công cụ hỗ trợ này đều được các hệ sinh thái tạo ra và tập trung mang lượng người dùng từ Ethereum sang hệ sinh thái của mình.
Giai đoạn 2: Các dự án hỗ trợ Cross-chain & Multi-chain
Sang tới giai đoạn thứ 2, theo xu hướng phát triển của tiền điện tử và nhu cầu của người dùng, hàng loạt các dự án chuyên về cross-chain được ra đợi nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của người dùng trên các nền tảng. Người dùng có thể dễ dàng tương tác và luân chuyển tài sản của mình sang nhiều chuỗi khác chỉ trên một nền tảng.
AnySwap, Multi-chain.xyz là hai dự án nổi bật trong lĩnh vực Cross-chain với sự hỗ trợ lên đến 10 chains, chủ yếu là các chain được xây dựng trên EVM của Ethereum. Đây là những dự án giúp người dùng chuyển tài sản giữa rất nhiều chuỗi với nhau như Ethereum, BSC, Fantom,… mà không phải thực hiện trên nhiều bridge khác nhau.
Đây là giai đoạn quyết định trước khi các dự án có kế hoạch triển khai trên các chuỗi khác. Tuy nhiên, người dùng nên chú ý liệu native token từ dự án có được sử dụng nhiều trên chain mới hay không. Nếu các token được ứng dụng nhiều trong Yield Farming, Pool hay AMM, thì có thể dự án sẽ triển khai trên những chain đó bởi vì nền tảng đã có sẵn lượng người dùng đã sử dụng Cross-chain bridge để luân chuyển token.
Giai đoạn 3: Xu hướng tích hợp Multichain với dự án DeFi
Cùng lúc đó, những dự án lớn, có tiềm lực trong thị trường bắt đầu dần triển khai Multichain. Các dự án triển khai multichain trong thị trường để thúc đẩy việc tiếp cận lượng người dùng mới và phổ biến hóa sản sản phẩm của mình trên các nền tảng mới. Khi triển khai thành công trên các chuỗi khác, các dự án sẽ có tính ứng dụng cao hơn, thu hút người dùng và mang lại dòng tiền đầu tư cho các dự án.