Có tới 43 ngân hàng có tên trong “sách đỏ” của Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Mỹ (FDIC).
Lối thoát nào có thể cứu Washington thoát khỏi ngày tận thế tài chính
Mỹ cạn kiệt quỹ bảo hiểm tiền gửi
Khủng hoảng và hỗn loạn đang xảy ra đối với hệ thống ngân hàng Mỹ, điều này đã khiến quỹ bảo vệ tiền gửi của khách hàng do chính phủ hậu thuẫn bị cạn kiệt trong gần 1 thập kỷ qua.
Cuối quý I/2023, tổng số tiền trong quỹ bảo hiểm tiền gửi liên bang là 116 tỷ USD (giảm 12 tỷ USD so với cuối năm 2022). Tỷ lệ tài sản trên tiền gửi được bảo hiểm trong hệ thống ngân hàng Mỹ giảm xuống mức 1,1% (mức thấp nhất kể từ 2015), trong khi đó, mức tối thiểu mà pháp luật yêu cầu là 1,35%.
Quỹ bảo vệ tiền gửi cạn kiệt tài chính sau sự thất bại đáng trách của Silicon Valley Bank và Signature Bank vào hồi tháng 3, quỹ đã chi 20 tỷ USD để xử lý hậu quả của vụ việc này. Ngoài ra, quỹ chi thêm 13 tỷ USD để giải quyết vụ việc của ngân hàng First Republic Bank.
Một ngân hàng được coi là mất khả năng thanh toán khi giá trị tài sản theo thị trường của ngân hàng đó không đủ để chi trả các khoản tiền gửi được bảo hiểm. Ngân hàng đó sẽ vỡ nợ nếu làn sóng rút tiền ồ ạt xảy ra (toàn bộ số khách hàng gửi tiền có bảo hiểm rút tài sản).
Tài khoản bảo hiểm FDIC là một tài khoản ngân hàng được bảo hiểm bởi Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Mỹ (FDIC) chịu trách nhiệm bảo vệ tiền gửi của khách hàng trong trường hợp ngân hàng phá sản.
FDIC đã báo cáo số liệu như một phần hồ sơ của quỹ. FDIC xác nhận tổng lợi nhuận các ngân hàng ở Mỹ đạt gần 80 tỷ USD, đây là mức lãi lớn nhất từ trước đến nay.
Tuy nhiên, tổng số tiền gửi tại các ngân hàng trên toàn nước Mỹ giảm gần 500 tỷ USD trong quý – mức giảm lớn chưa từng có trong vòng 40 năm qua, chiếm 2% trên tổng số 17.000 tỷ USD tiền gửi.
Hiện, có tới 43 ngân hàng có tên trong “sách đỏ” của Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang, điều này sẽ khiến sức khỏe tài chính của FDIC sẽ tồi tệ hơn nữa.
Martin Gruenberg – Chủ tịch FDIC cho biết: “Bất chấp sự căng thẳng trong thời gian qua, lĩnh vực ngân hàng cơ bản phục hồi tương đối ổn định. Song, kết quả này không phải là diễn biến của toàn quý mà chỉ là một vài sự kiện không đáng có xảy ra vào hồi đầu tháng 3”.
Trong danh mục đầu tư, lãi suất tăng nên hiệu suất lãi khi đầu tư vào trái phiếu không đạt hiệu quả. Các ngân hàng sẽ phải đối diện với khoản lỗ lên tới 515 tỷ USD (trong trường hợp buộc phải thanh lý danh mục đầu tư vào tháng 3), khoản lỗ chưa thực hiện là 616 tỷ USD trong cuối năm 2022.
Tỷ lệ quỹ bảo hiểm lần đầu tiên giảm xuống dưới mức yêu cầu.
Luật pháp Mỹ cho phép FDIC có thời gian 8 năm để đưa mức tỷ lệ quỹ về mức tối thiểu. Đại diễn FDIC nói rằng họ vẫn đang đúng lộ trình để đáp ứng mức tối thiểu vào năm 2028.
Theo yêu cầu kế toán, FDIC phải dự phòng quỹ bảo hiểm tiền gửi cho các vụ đổ vỡ có thể xảy ra trong vòng 12 tháng kế tiếp. Mức trần bảo hiểm tiền gửi mà FDIC hiện đang áp dụng là 250.000 USD trên mỗi tài khoản.
Nguồn Financial Times
Trader_Z
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.