Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) cho biết ngày 25/11, Mỹ đã mở cuộc đấu giá 32 triệu thùng dầu thô từ 4 địa điểm dự trữ dầu mỏ chiến lược (SPR). Sau khi hoàn thành việc mua bán, số lượng dầu thô chua trên sẽ được giao từ cuối tháng 12 đến tháng 4 năm 2022.
Việc bán dầu từ kho dự trữ chiến lược dự kiến sẽ làm giảm giá trị dầu thô chua của Mỹ, nhưng sẽ đem lại lợi ích cho những người mua ở châu Á, nơi chủ yếu chế biến dầu có hàm lượng lưu huỳnh cao.
Dầu thô chua chứa hàm lượng lớn lưu huỳnh nên rất ít quốc gia nhập về để sử dụng trong khi đó chỉ có Ấn Độ và Trung Quốc là đang tích cực thu mua dầu thô chua được lấy từ vịnh Mexico.
Vào thứ Ba (23/11) Tổng thống Joe Biden thông báo sẽ cho bộ Năng lượng sẽ giải phóng 50 triệu thùng dầu trong kho dự trữ liên bang, trong đó 18 triệu đã được chấp thuận cho bán trong bối cảnh nhu cầu xăng dầu toàn cầu tăng cao khiến xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung.
Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Anh đều đưa ra động thái hợp tác nhằm hạ nhiệt giá dầu thô sau khi nhóm OPEC + liên tục phớt lờ và từ chối việc tăng sản lượng mạnh, đáp ứng nhu cầu tăng nhanh.
Dự kiến, khoảng 10 triệu thùng sẽ được di chuyển đến từ Big Hill và Bryan Mound ở Texas, khoảng 7 triệu thùng từ West Hackberry ở Louisiana và 5 triệu thùng khác từ Bayou Choctaw ở Louisiana.
Việc giao hàng sẽ diễn ra từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2022, sớm nhất là vào cuối tháng 12/2021. Các công ty được yêu cầu nộp hồ sơ dự thầu vào ngày 6/12 và các hợp đồng sẽ được trao không muộn hơn ngày 14/12.
Mỹ chứng kiến khủng hoảng năng lượng dầu thô
Mỹ đã chứng kiến giai đoạn khủng hoảng nguồn cung dầu thô, xăng lớn nhất từ trước đến nay khi giá xăng đạt mốc giá lịch sử.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (International Energy Agency’s – IEA) cho hay nguồn cung dầu toàn cầu đã tăng 1,4 triệu thùng/ngày trong tháng 10, Mỹ chiếm 50% mức tăng do sản lượng dầu khai thác ở vịnh Mexico phục hồi (trước đó cơn bão Ida hồi tháng 8 đã gây ra 1 cuộc khủng hoảng dầu mỏ trên diện rộng).
“Các biện pháp thắt chặt thị trường dầu mỏ thế giới vẫn đang tiến hành nghiêm túc song sự phục hồi từ đợt tăng giá mới có thể sắp xảy ra”, IEA nói thêm. Giá xăng tăng cao kéo theo hàng hóa tăng vọt tác động tiêu cực tới túi tiền của người Mỹ, đe dọa sự phục hồi kinh tế trước cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022.
Dự báo nhu cầu xăng dầu toàn cầu quý cuối năm là 250.000 thùng/ngày khi người dùng có xu hướng sử dụng nhiều hơn trong khoảng thời gian cuối năm, trong bối cảnh ngày càng nhiều nước mở cửa du lịch trở lại, độ phủ sóng của vaccine nhiều hơn.
Báo cáo cụ thể nhấn mạnh: “Dữ liệu gần đây cho thấy việc sử dụng ô tô cá nhân đã tăng trên mức trước Covid, Mỹ chứng kiến xăng tăng rất mạnh trong tháng 9 và tháng 10”.
Mặc dù giá cao nhưng nhu cầu tiêu thụ xăng ở châu Âu vẫn ở mức cao, trong khi tiêu thụ ở Trung Quốc và Ấn Độ đang tăng hơn 10% so với mức của năm 2019, IEA cho biết. Điều này xảy ra bất chấp doanh số bán xe điện cao nhất lịch sử trong tháng 9 và 10.
IEA giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu là 5,5 triệu thùng/ngày vào năm 2021 và 3,4 triệu thùng/ngày vào năm 2022 không thay đổi so với báo cáo hồi tháng 9. Dịch Covid-19 mới bùng phát nghiêm trọng ở châu Âu, sản lượng công nghiệp yếu và giá dầu cao có thể kéo theo bất kỳ sự gia tăng nhu cầu nào.
Zoe Nguyen (Nguồn REUTERS)