Cuộc xung đột địa chính trị giữa Nga ở Ukraine cùng với giá dầu tăng cao đã khiến cuộc tranh luận về độc lập năng lượng của các nước giàu thành tâm điểm dư luận.
Sau hai năm hạn chế đi lại vì dịch bệnh Covid-19, thế giới một lần nữa vận động trở lại. Nhưng thay đổi ấy đi kèm với chi phí môi trường. Khí thải từ quá trình vận chuyển hàng hoá và chở người chiếm 1/5 tổng lượng khí thải carbon toàn cầu. Nhiều quốc gia đã vạch ra những lộ trình đầy tham vọng để thay thế các phương tiện sử dụng nhiên liệu hoá thạch thành các phương tiện chạy bằng pin. Mục tiêu của họ là tránh những hệ quả xấu từ hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Tesla chính là cái tên đi đầu trong cuộc cách mạng xanh của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu. Các hãng ô tô truyền thống như Ford, Volkswagen, Nissan, Hyundai đến Ferrari.
Đặc biệt trong bối cảnh giá dầu, khí đốt tăng mạnh, các quốc gia giàu có như Mỹ và EU phải thay đổi chiến lược với Saudi Arabia – nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới với mong muốn quốc gia này sẽ xuất khâu nhiều dầu hơn để giảm tác động đến người tiêu dùng do mức lạm phát cao chưa từng thấy trong vài thập kỷ.
Hiện nay, Tổng thống Mỹ Joe Biden đang có chuyến công du tới một số khu vực ở Trung Đông bao gồm Israel, Bờ Tây và Saudi Arabia. Theo giới chuyên gia, tình trạng lạm phát, giá xăng dầu tăng cao do xung đột Nga – Ukraine là nguyên nhân khiến ông Biden phải tranh thủ các nước Trung Đông nhằm tăng nguồn cung giữa lúc cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đang tới gần và nhà lãnh đạo Mỹ ở trong tình thế buộc phải ưu tiên các chính sách liên quan tới việc ổn định kinh tế nội bộ.
Quyết định này cho thấy sự đảo ngược hoàn toàn chủ trương của Tổng thống Biden hồi mới nhậm chức về việc cô lập ngoại giao nước này do các cáo buộc liên quan vụ nhà báo Jamal Khashoggi của The Washington Post bị sát hại hồi năm 2018. Tuy nhiên, một quan chức cấp cao của Nhà Trắng trấn an rằng đây chỉ là một trong hàng loạt cuộc gặp của ông Biden với lãnh đạo các nước vùng Vịnh sắp tới.
Liên minh châu Âu cũng đang đối mặt với cơn ác mộng dầu khí. Trong nhiều tháng, các nhà lãnh đạo châu Âu đã bị ám ảnh bởi viễn cảnh mất nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga, vốn chiếm khoảng 40% nhập khẩu của châu Âu và là một nguồn năng lượng quan trọng cho lục địa này.
Ông Putin đã yêu cầu các quốc gia “không thân thiện” ở châu Âu phải trả tiền khí đốt bằng đồng rúp. Ba Lan, Bulgaria và Phần Lan từ chối yêu cầu trên, và Nga đã thẳng tay cắt nguồn cung cấp dầu. EU cho biết họ coi hành động của Nga là một hình thức tống tiền.
Vào tháng 3, EU đã cam kết cắt giảm 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga trong vòng một năm. Tuy nhiên, rất khó để đạt được thỏa thuận về các biện pháp khác, chẳng hạn như lệnh cấm nhập khẩu hoàn toàn. Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, phụ thuộc vào Nga gần một nửa nguồn cung cấp khí đốt.