Nỗi lo khủng hoảng năng lượng khiến EU như ngồi trên đống lửa, nhưng Na Uy cho thấy vai trò của mình trong bối cảnh này.
EU gặp thách thức, Na Uy chứng minh vai trò
Sau vụ rò rỉ đường ống dẫn khí Nord Stream của Nga ở Biển Baltic thì lo ngại về việc khủng hoảng năng lượng ở EU có lẽ ngày càng trở nên đáng báo động. Thế nhưng, Na Uy cho thấy mình đang đi đầu trong cuộc khủng hoảng năng lượng.
Quan chức Bộ Dầu mỏ và Năng lượng Na Uy – Andreas Bjelland Eriksen chia sẻ trên Euronews rằng, đây là một thời điểm đầy thách thức và nước này đang làm những gì có thể để duy trì an ninh của Thềm lục địa Na Uy.
Na Uy là thành viên NATO và Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu (EFTA). Nước này đã chứng minh mình giống như một cứu cánh cho Liên minh Châu Âu (EU) bằng việc trở thành nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất của khối 27 nước, tính từ khi Nga cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt.
Để đáp ứng nhu cầu của châu Âu, Na Uy đã tăng cường sản xuất khí đốt. Ông Eriksen thông tin thêm, dự kiến nước này trong năm nay sẽ sản xuất thêm 8% sản lượng khí đốt.
Thời điểm trước khủng hoảng, khoảng 20% nhu cầu khí đốt của EU được cung cấp bởi Na Uy. Theo công ty nghiên cứu Rystad Energy, năm nay, nước này sẽ cung cấp khoảng 25% nhu cầu.
Quan chức nước này cho rằng, châu Âu sẽ cần khí đốt từ các nguồn khác ngoài Nga. “Ở góc độ này, tôi nghĩ thật khó để có thể tìm thấy nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu thuận lơi hơn từ Na Uy”, vị này nói.
Chính phủ Na Uy đưa ra thống kê cho thấy, năm nay, doanh thu từ ngành dầu khí dự kiến sẽ tăng khoảng 1/4, lên 90 tỷ Euro so với con số 62 tỷ Euro năm 2021.
Ông Eriksen cho hay, Na Uy sẽ sản xuất và làm mọi thứ nhiều nhất trong khả năng, duy trì hệ thống trong tốc độ tối đa để có thể cung cấp nhiều năng lượng nhất cho châu Âu ở mức có thể.
Nhưng như cách ông Eriksen nhấn mạnh thì điều quan trọng nhất đối với Na Uy là để “họ phải biết” và “cho họ thấy rằng nước này là một đối tác năng lượng lâu dài, đáng tin cậy và chắc chắn cho châu Âu”.
Na Uy sẽ bán năng lượng ở mức giá nào?
Đây có lẽ sẽ là một câu chuyện gây ra nhiều sự tranh luận trong bối cảnh Châu Âu đang chịu lạm phát cao, giá năng lượng tăng vọt.
Để ngăn chặn suy thoái châu Âu, điều sẽ gây ra tổn hại cho đối tác thương mại lớn nhất của Na Uy thì nước này liệu có nên bán khí đốt tự nhiên của mình dưới giá thị trường?
Theo ông Eriksen, có thể đề cập đến câu chuyện giảm giá. Ông cũng khẳng định là Na Uy chưa đóng cửa với các biện pháp góp phần vào việc ổn định giá năng lượng, duy trì an ninh năng lượng châu Âu.
Nhưng ông cũng đề cập đến lo ngại, việc giảm giá khí đốt khả năng khiến cho việc tiêu thụ năng lượng tăng cao hơn những gì được sử dụng ở hiện tại, góp phần “củng cố” cuộc khủng hoảng đang phải đối mặt.
Trước đó, Jonas Gahr Store – Thủ tướng Na Uy vào ngày 9/9 đã cảnh báo về mức trần giá khí đốt Norweigan bán cho EU. Ông cho rằng, việc này sẽ không giải quyết được các vấn đề năng lượng của khối.
Với mối quan hệ bền chặt với Ủy ban châu Âu, ông Eriksen cho rằng Na Uy đã đối thoại chặt chẽ với ủy ban.
“Chúng tôi có thể thành thật rằng không có biện pháp khắc phục nhanh chóng và dễ dàng trên bàn,” vị này nói và cho hay, việc thiếu năng lượng không có khả năng giải quyết bằng các biện pháp ngắn hạn.
“Chúng tôi muốn trở thành một đối tác đối thoại mang tính xây dựng cho EU trong tương lai. Nhưng rất khó để tìm ra các biện pháp có thể giúp ích trong cuộc khủng hoảng hiện nay”, ông nói.