Nano cung cấp các khoản thanh toán hàng ngày cho mọi người và doanh nghiệp mà không tính phí giao dịch. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu Nano là gì và cách thức hoạt động của nền tảng này.
Nano là gì?
Ra mắt vào năm 2015, Nano là một giao thức thanh toán kỹ thuật số miễn phí, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch thanh toán ngap lập tức giữa người dùng. Người dùng không phải trả bất kỳ chi phí nào khi gửi thanh toán qua mạng Nano và các giao dịch được thực hiện chỉ trong vài giây. Native token của mạng Nano còn được gọi là Nano (NANO) và nó có thể được sử dụng để tạo điều kiện thanh toán hàng ngày giữa mọi người hoặc doanh nghiệp mà không cần phí giao dịch. Nano cũng có thể được sử dụng trong ứng dụng WeNano – một ví xã hội hỗ trợ thanh toán, mẹo và cho phép bạn khám phá những người dùng Nano khác ở gần.
So với các mạng Proof-of-Work (PoW) như Bitcoin, Nano cung cấp một mạng lưới thanh toán phân tán thân thiện với môi trường hơn. Nó sử dụng kiến trúc Đồ thị vòng tròn (DAG), theo đó mỗi người dùng giao dịch trên mạng sở hữu chuỗi khối của riêng họ, được cập nhật không đồng bộ với phần còn lại của mạng.
Do đó, các giao dịch NANO cực kỳ nhanh chóng, với thời gian xử lý trung bình dưới một giây. Dự án Nano trước đó có tên là RaiBlocks (XRB), nó được re-brand thành Nano hồi tháng 02/2018.
Cơ chế hoạt động của Nano
Mặc dù kiến trúc của Nano Block lattice có những điểm tương đồng với cơ sở hạ tầng blockchain, nhưng nó vẫn sở hữu nhiều điểm khác biệt. Điểm quan trọng nhất trên Nano là người dùng cá nhân kiểm soát các blockchain riêng lẻ của họ thay vì hình thành sự đồng thuận phân tán trên một blockchain được chia sẻ. Đạt được sự đồng thuận – thông qua Proof of Work hoặc Proof of Stake (PoS) – là chức năng phức tạp và thách thức nhất của bất kỳ mạng blockchain nào và blockchain của Nano không sử dụng cơ chế này.
Hệ thống hoạt động của Nano:
- Để tạo một tài khoản thì người dùng phải bắt đầu giao dịch mở, đây là giao dịch đầu tiên của mỗi chuỗi tài khoản và được tạo khi nhận được khối giao dịch đầu tiên
- Đối với số dư tài khoản, tất cả số dư ghi lại trong chuỗi tài khoản người dùng và quá trình sẽ xác minh yêu cầu kiểm tra sự khác biệt giữa số dư khối gửi trước đó với số dư hiện tại thay vì ghi nhận số lượng giao dịch. Khối mới sẽ tăng hoặc giảm với số dư cuối cùng trên khối nhận mới nhằm cải tiến tốc độ xử lí khi tải xuống giao dịch có số khối cao
- Địa chỉ gửi cần phải có khối đã mở nên sẽ xuất hiện số dư. Khi giao dịch được bắt đầu và được xác nhận, số khối đó không thể quay về tài khoản của người gửi. Khi mạng lưới biết đến sự tồn tại của giao dịch đồng nghĩa tiền sẽ được khấu trừ ngay lập tức từ số dư của người gửi và chờ được giải quyết cho đến lúc bên nhận ký vào khối và nhận tiền. Tuy chưa được nhận do người gửi có thể thu hồi giao dịch trong tương lai nhưng tiền sẽ được xem xét chi tiêu trên tài khoản người gửi trong lúc chờ chấp nhận
- Với nhận giao dịch, người nhận tạo một khối trên tài khoản của mình để chấp nhận một khoản tiền gửi nhằm hoàn tất quá trình giao dịch. Tiền sẽ được cập nhật vào tài khoản với số dư mới khi khối được tạo và chấp nhận giao dịch
Thông tin cơ bản về đồng Nano Coin (NANO)
Key Metrics NANO
- Token Name: Nano
- Ticker: NANO.
- Blockchain: Nano blockchain
- Token Type: Utility, Governance.
- Total Supply: 133,248,290 NANO
- Circulating Supply: 133,248,289 NANO
Vai trò của Nano Coin
- Thanh toán các tài sản có giá trị nhỏ
- Thanh toán giữa các doanh nghiệp và khách hàng
- Thanh toán các dịch vụ tiêu dùng hàng ngày (tiền thuê nhà, hóa đơn điện nước, phí tax,…)
Nano cũng như những đồng tiền điện tử khác, hướng đến mục tiêu được đưa vào lưu thông rồi phát triển lên trong môi trường cạnh tranh. Dự án này đang được xây dựng theo một cách riêng để có được thành công.