Tài sản rủi ro phải đối mặt với cơn bão, khí đốt tự nhiên trở thành mặt hàng được săn lùng và giá lương thực chịu áp lực tăng. Căng thẳng Nga – Ukraine gần đây kéo giá dầu thô WTI và Brent lên 94 USD và 95 USD một thùng.
Sóng gió đang ập đến, và căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Nga và Ukraine, nước xuất khẩu dầu lớn thứ ba, đang làm rung chuyển thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Nguy cơ Nga can thiệp quân sự ở Ukraine đang gây rúng động thị trường dầu mỏ toàn cầu vốn đã quá mong manh, đẩy giá dầu tiến sát ngưỡng 100 USD/thùng. Các nhà giao dịch tính toán rằng nguồn cung sẽ không thể theo kịp diễn biến thị trường nếu dòng nhiên liệu hóa thạch từ Nga có bất kỳ đứt gãy mạnh nào.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 11/3 cho biết ngay cả khi không có chiến tranh, các vấn đề cung cấp dầu giữa các nước xuất khẩu có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng và biến động trên thị trường năng lượng và đẩy giá lên. Giá dầu thậm chí còn cao hơn khi cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan kêu gọi người Mỹ rời Ukraine trong vòng 48 giờ tới.
Nga đóng một vai trò to lớn trên thị trường hàng hóa toàn cầu với tư cách nhà sản xuất dầu lớn thứ 3 thế giới. Theo ngân hàng đầu tư Cowen, nước này xuất khẩu khoảng 5 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, chiếm khoảng 12% thương mại toàn cầu, và khoảng 2,5 triệu thùng / ngày các sản phẩm dầu mỏ, chiếm khoảng 10% thương mại toàn cầu. Khoảng 60% lượng dầu xuất khẩu của Nga là sang châu Âu và 30% khác sang Trung Quốc.
OPEC+ đấu tranh để tăng sản lượng, giá dầu vẫn leo thang
Nếu xuất khẩu dầu thô của Nga bị ảnh hưởng, OPEC+ sẽ khó tăng sản lượng hơn.
Năm ngoái, OPEC + đã đồng ý tăng sản lượng thêm 400.000 thùng / tháng. Nhưng cho đến nay, tổ chức này vẫn còn thiếu hơn 1 triệu thùng / ngày so với mục tiêu. Andy Lipow, nhà phân tích dầu mỏ và chủ tịch của Hiệp hội Dầu Lipow ở Houston, cho biết, “Thị trường hiện đang đặt câu hỏi về khả năng khôi phục sản xuất của OPEC + về mức trước đại dịch.”
Cơ quan Năng lượng Quốc tế nhận định mức chênh lệnh giữa sản lượng của OPEC+ và mục tiêu đặt ra đã tăng lên 900.000 thùng/ngày trong tháng Một, trong đó mức chênh lệch của riêng OPEC theo JP Morgan là 1,2 triệu thùng/ngày.
Sự thiếu hụt nguồn cung cùng với nhu cầu mạnh mẽ đã dẫn đến sự sụt giảm tồn kho dầu toàn cầu. Dự trữ dầu ở các nước giàu hơn trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã giảm 60 triệu thùng trong tháng 12 xuống 2,68 tỷ thùng, mức thấp nhất trong 7 năm. Dữ liệu sơ bộ cho thấy tồn kho đã giảm thêm 13,5 triệu thùng trong tháng Giêng. IEA cho biết trong báo cáo:
“Việc OPEC + kém hiệu quả kéo dài trong việc đáp ứng các mục tiêu sản lượng và căng thẳng địa chính trị gia tăng đã đẩy giá lên cao hơn”.
“Nếu khoảng cách giữa sản lượng OPEC + và các mức mục tiêu vẫn tiếp tục, căng thẳng nguồn cung sẽ gia tăng, làm tăng khả năng biến động lớn hơn và áp lực tăng lên giá dầu ” .
Mặt khác, nếu giá dầu tăng đột biến, nhu cầu cũng sẽ giảm xuống, nhưng nhà phân tích Pavel Molchanov nói với Yahoo Finance rằng trong khi nhu cầu giảm, nguồn cung đang giảm nhanh hơn :
“Nhu cầu sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, nhưng nguồn cung sẽ giảm mạnh. Dầu sẽ không ở mức ba con số mãi mãi, nhưng 120 USD / thùng không hoàn toàn nằm ngoài khả năng.”