Không thể tiếp cận các nguồn dự trữ để thanh toán nợ, rất có thể Nga sẽ phải đối diện với “thảm họa” vỡ nợ quốc gia lớn nhất lịch sử.
Thời hạn thanh toán nợ cận kề, khoản nợ trước mắt trị giá 117 triệu USD, ân hạn nợ 30 ngày đánh vào nước Nga buộc Nga phải hành động để tránh khỏi tình trạng vỡ nợ.
Nga mất bao nhiêu tiền cho chiến sự ở Ukraine?
Mặc dù các biện pháp kinh tế đến thời điểm hiện tại không khiến Nga có dấu hiệu dừng chân tại Ukraine, song chính Nga cũng đang sa lầy vào việc đầu tư vào cuộc chiến gây chấn động này.
Chi phí cho hành động quân sự đặc biệt tại nước bạn không phải là 1 con số nhỏ. Tính riêng trong năm 2021, Nga đã chi 62 tỷ USD cho lĩnh vực quân sự.
Ước tính thiệt hại từ vũ khí, thương vong đã khiến Nga ngậm ngùi mất khoảng 7 tỷ USD. Tuy nhiên, con số này chưa dừng lại nếu tỷ lệ thương vong tiếp tục gia tăng theo ngày.
Ngoài ra, với việc tăng cường chi viện khí tài cho cuộc chiến bao gồm lương thực, dầu khí, xăng, nhiên liệu máy bay, tiêm kích,….chi phí hàng ngày cho những thiết bị sẽ không thể nào thấp hơn con số 20 tỷ USD ở mức độ quy mô lớn.
Không chỉ vậy, ở mức độ vĩ mô, khi chiến sự bắt đầu, Nga vấp phải sự chỉ trích nặng nề từ Mỹ và EU. Sau khi, nhận lệnh trừng phạt, đồng ruble của Nga mất gần 1 nửa giá trị, thị trường chứng khoán đóng cửa nhiều ngày, Nga khó có thể tiếp cận với nguồn tiền ngoại hối (trừ trữ lượng vàng khổng lồ).
Nga phải làm thế nào khi đối mặt với tình trạng vỡ nợ quốc gia?
Thảm kịch Nga vỡ nợ quốc gia liệu có xảy ra?
Không có gì là không thể!
Nga đang đứng trên đỉnh núi nợ ngầm hàng tỷ USD cần phải thanh toán trong vài tháng tới.
Cụ thể, Ngày 16/3/2022, Moscow phải thực hiện thanh toán 117 triệu USD, ân hạn 30 ngày. Ngày 31/3, Nga phải thanh toán số trái phiếu trị giá 359 triệu USD. Ngày 4/4, Nga thanh toán khoản nợ trị giá 2 tỷ USD. Hiện các ngân hàng quốc tế đầu tư vào Nga số tiền ước tính 121 tỷ USD, phần lớn trong số đó là các khoản vay của châu Âu.
Ngân hàng Trung ương nếu được đặt trong tình trạng báo động đỏ, nhiều khả năng thị trường chứng khoán sẽ sụp đổ và thảm cảnh vỡ nợ sẽ xảy ra với Nga giống như những gì khủng hoảng kinh tế tồi tệ năm 1991 ập đến.
Roberto Sifon thuộc S&P Global cho hay việc Fitch Ratings đã hạ điểm tín nhiệm của Nga từ BB xuống B, Nga hoàn toàn có khả năng vỡ nợ.
Thời báo tài chính Vedomosti của Nga cho hay hoạt động kinh doanh trái phiếu tín dụng và cổ phiếu bị đình chỉ có thể được khôi phục trở lại, không nằm ngoài kịch bản sẽ có 1 sự hỗn loạn nhẹ.
Các cổ phiếu quốc tế của Nga niêm yết tại London và New York giảm gần bằng 0 giá trị, tạm dừng giao dịch do hậu quả của lệnh trừng phạt tài chính.
Ngân hàng Trung ương đã tăng lãi suất cơ bản lên 20% để cứu đồng ruble đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp trong nước bán 80% trữ lượng ngoại tệ, cấm các nhà đầu tư nước ngoài bán chứng khoán và rút tiền khỏi Nga.
Tất cả những điều này nhằm ngăn chặn 1 cuộc khủng hoảng tài chính trên diện rộng.
JPMorgan đưa ra lời dự báo nền kinh tế Nga dự kiến tăng trưởng mất 7% do khủng hoảng đồng ruble lạm phát.
Không chỉ Nga mà các nước phụ thuộc vào Nga cũng phải đối mặt với việc gián đoạn, khủng hoảng nguồn cung, khủng hoảng nhân đạo khi đối diện với làn sóng tị nạn.
Tăng trưởng toàn cầu IMF dự đoán sẽ giảm 4,4% trong năm 2022 song nhìn chung xu hướng tăng vẫn không bị ảnh hưởng ít nhiều (kịch bản đặt ra khi Nga không vỡ nợ).
Điều quan trọng trong thời điểm này là Nga cần có biện pháp kiểm soát vốn hiệu quả để hệ thống tài chính quốc gia không chịu quá nhiều áp lực. Để làm được điều này, nhà cầm quyền Nga cần đảm bảo các ngân hàng hoạt động bình thường để xử lý các khoản thanh toán, tránh “chảy máu tín dụng”.
Zoe (Nguồn Reuters)