Hôm thứ Hai, đại diện các hãng hàng không đã đưa ra cam kết đạt mục tiêu trung hòa khí thải carbon vào năm 2050 trong bối cảnh ngành hàng không đang “sưởi ấm” Trái Đất. Theo số liệu, ngành hàng không chiếm khoảng 3% lượng khí thải toàn cầu.
Hơn 290 hãng bay, trong đó có các hãng vận tải nhà nước đã cam kết giảm lượng khí thải carbon bằng 0 vào năm 2050 trong hiệp định Paris về biến đổi khí hậu (2015).
Nhất là khi các hãng bay đang phải đối mặt với áp lực từ cơ quan quản lý môi trường về tác động của những chuyến bay chuyên chở hàng tỷ hành khách dự kiến sẽ bay lên bầu trời trong những thập kỷ tới. IATA dự kiến ước tính tổng lượt hành khách dự kiến sẽ tăng từ 2,3 tỷ lượt người trong năm 2021 lên 3,4 tỷ lượt vào năm 2022.
Các nhà chức trách đưa ra phương án giải quyết 300 triệu tấn carbon thông qua việc nghiên cứu nhiên liệu hàng không sinh học hoặc các công nghệ phương tiện sử dụng điện trong tương lai.
Tuy nhiên, động thái này vấp phải sự phản ứng dữ dội của các hãng bay Trung Quốc, bởi giữa Bắc Kinh và các nước phương Tây tồn tại những chính sách chưa được thống nhất trong cuộc đàm phán khí hậu toàn cầu diễn ra ở Glasgow, Scotland.
China Eastern – 1 trong 3 hãng vận tải quốc doanh quan trọng của Trung Quốc và là nhà khai thác nội địa lớn thứ 4 thế giới, cho biết các hãng hàng không nên nhận ra những thách thức cụ thể đối với các nước đang phát triển. Đây là vấn đề nan giải thường xuyên được đặt ra tại các cuộc đàm phán khí hậu toàn cầu.
Tổng Giám đốc Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) Willie Walsh thừa nhận trong giai đoạn khó khăn sau đại dịch Covid-19, mục tiêu này sẽ là “một thách thức được đặt ra vào một thời điểm rất khó khăn,” nhưng ông vẫn lên tiếng kêu gọi sự thống nhất từ các nước. “Đối với ngành hàng không, “net zero” là một cam kết táo bạo, táo bạo. Nhưng nó cũng là một điều cần thiết”, ông Willie Walsh phát biểu.
Vượt Mỹ, Trung Quốc đã nhanh chóng vượt qua Hoa Kỳ để trở thành thị trường hàng không nội địa lớn nhất thế giới trong thời kỳ đại dịch và dự kiến sẽ giành lại vị trí hàng đầu vào cuối thập kỷ này.
Theo hiệp định Paris, các nước nhất trí hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu xuống 2 độ C so với mức tiền công nghiệp. Để làm được điều đó, các nhà khoa học cho biết thế giới cần phải cắt giảm lượng khí thải ròng xuống mức 0 vào năm 2050.
Đã có hơn 130 quốc gia xem xét mục tiêu này, phía Trung Quốc đặt mục tiêu tiêu trung hòa khí thải carbon trước năm 2060.
Lượng khí thải hàng năm của Trung Quốc chiếm tới 28% tổng lượng khí thải toàn cầu, biến nước này trở thành quốc gia ô nhiễm nhất trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều công ty nhà nước và tập đoàn công nghệ cho rằng Bắc Kinh vẫn cần sử dụng 1 lượng lớn than để sản xuất điện và công nghiệp trong nhiều năm tới (bên cạnh nhiên liệu hóa thạch và năng lượng tự nhiên vốn dễ bị biến động).
“Net zero” – thách thức lớn với ngành hàng không
Mục tiêu “carbon bằng không” trong ngành hàng không gặp nhiều thách thức, nhất là trong quá trình chờ đợi sự cải tiến về nhiên liệu và công nghệ mới.
Theo IATA, kể từ khủng hoảng Covid-19, ngành hàng không thế giới chịu thiệt hại ước tính, IATA dự báo ngành hàng không thế giới sẽ thiệt hại khoảng 47,7 tỷ USD trong năm 2021 và 11,6 tỷ USD vào năm 2022, giảm mạnh so với mức dự báo thua lỗ 51,8 tỷ USD của năm 2021.
Được biết các cuộc đàm phán về khí hậu được khởi động trở lại trong bối cảnh Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) dự kiến được tổ chức tại Glasgow vào tháng 11 tới.
Andrew Murphy, Giám đốc Hàng không tại bộ Giao thông & Môi trường có trụ sở tại Brussels, cho biết: “Ngành hàng không sẽ không đạt mức ròng vào năm 2050 trừ khi họ chấp nhận các luật khí hậu ràng buộc được đặt ra ở cấp quốc gia”.
Để đạt được mục tiêu mới trong tương lai, các nhà khoa học và sản xuất đã cam kết mở rộng đầu tư vào thế hệ công nghệ mới như động cơ phản lực hybrid. Các hãng hàng không, sân bay và các nhà sản xuất hàng không vũ trụ đang thúc giục sự hỗ trợ của Chính phủ để tăng cường sản xuất nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) cần thiết để đạt được các mục tiêu này trong tương lai gần.
Zoe Nguyen (Nguồn Reuters)