Việc đổi mới và cập nhật xu hướng Membership NFT mở ra cơ hội phát triển tài chính cho chính các hoạt động kinh doanh và người sở hữu NFT.
Trong nhiều thập kỷ qua, các chương trình “membership” độc quyền đã trở thành cách thức để các brands (thương hiệu) hình thành mối liên hệ với những khách hàng trung thành của họ.
Nhiều hoạt động kinh doanh đã tiếp cận các chương trình “membership” với một chiến lược cụ thể, hầu hết là 2 mô hình:
Hội viên trả phí: Người tham gia phải trả một khoản tiền nhất định hàng tháng hoặc hàng năm. Họ nhận về những gói ưu đãi riêng cùng những đặc quyền riêng như: Vé tham dự sự kiện, được cấp quyền truy cập nội dung đặc biệt, hưởng ưu đãi giảm giá khi mua vật phẩm,….
Mô hình này được sử dụng khá phổ biến, được nhiều dự án ứng dụng như: SoHo House, Costco, New York Times, và nhiều hơn thế.
Hội viên miễn phí: Người dùng không phải trả bất kỳ khoản phí nào để trở thành hội viên. Thay vào đó, sau khi đăng ký, họ được cung cấp một số đặc quyền, unlock dựa trên hoạt động mua bán hàng hóa hoặc dữ liệu. Mô hình thành viên này thường được sử dụng cho các chương trình customer loyalty (khách hàng trung thành) như: MyWalgreens của Walgreens.
Với sự ra đời và phát triển của NFT cùng công nghệ Web 3.0, các chương trình “membership” đang dần được nâng cấp ngay trong không gian blockchain.
Việc đổi mới và cập nhật này mở ra cơ hội phát triển tài chính cho chính các hoạt động kinh doanh và người sở hữu NFT. Nếu bạn đang phân vân việc kết hợp NFT cùng hoạt động kinh doanh của mình, hãy đọc bài viết dưới đây.
Membership NFTs là gì? Bắt đầu hành trình tương lai mới
Ứng dụng mô hình Membership NFT: Tương lai mới của ngành kinh doanh
Nền tảng Membership NFT là gì?
Ngắn gọn, nền tảng NFT dựa trên membership là chương trình sử dụng NFT làm “key” để unlock các dịch vụ và nhận thưởng. Nó còn được gọi là “NFT token-gating”. Các chương trình “membership” sử dụng blockchain để xác minh quyền sở hữu NFT, sau đó cấp quyền đặc biệt cho các thành viên.
Giống với truyền thống, các nền tảng membership NFT có nhiều hình thức khác nhau.
VD: Chủ nhân NFT có thể unlock quyền truy cập độc quyền vào cộng đồng online của Bored Ape Yacht Club, cấp quyền biểu quyết cho mọi người trong LinksDAO, đăng nhập vào các CLB cá nhân siêu sang như Gary Vee’s Flyfish Club.
Các đặc quyền mà hội viên NFT sẽ được hưởng nhiều đặc quyền đến từ các thương hiệu.
Ví dụ như OnePass from OneOf là một bộ sưu tập gồm 2.600 generative-art NFTs và OnePass NFTs cung cấp cho những người sở hữu NFT một đặc quyền online và IRL ứng với hoạt động kinh doanh của công ty đó.
Chủ sở hữu được truy cập sớm sự kiện drop OneOf NFT và tham dự sự kiện OneOf events, được phép đăng ký kênh Discord cá nhân của OneOf’s. Có các cấp hội viên khác nhau nhằm đáp ứng với nhu cầu khác nhau mà người mua cần.
Ví dụ: Với hội viên NFT Titanium, họ sẽ nhận được đặc quyền tham gia 1 năm cùng 11,6 triệu đối tác trong các lĩnh vực ăn uống, giải trí, du lịch và bán lẻ.
NFT thay đổi trải nghiệm trở thành hội viên thế nào?
Membership NFTs có lợi hơn so với các chương trình thẻ thành viên/hội viên truyền thống.
Thứ nhất, Membership NFT ứng dụng công nghệ blockchain, bởi vậy các thẻ membership NFT không thể bị làm giả, không có bản sao, không gian lận, điều này giúp các thương hiệu có thể kiểm soát được các thành viên giả mạo.
Đối với người dùng, họ cũng không cần lo lắng với việc mất thẻ vật lý hoặc quên tài khoản đăng nhập đối với app.
Lợi ích của việc triển khai mô hình Membership NFT chính là việc đem lại lợi ích song phương giữa thương hiệu với khách hàng.
Sự khan hiếm
Dựa trên lý thuyết về sự khan hiếm Scarcity trong Membership NFT chính là một hiện tượng tâm lý khách hàng có mong muốn sở hữu một hàng hóa hay dịch vụ cụ thể nào đó nhưng lại có rất ít cơ hội để đạt được điều đó.
Bởi vậy, với gói “membership” NFT, các công ty hạn chế cung cấp tư cách hội viên cho cá nhân để tạo ra sự khan hiếm. Nói cách khác, để được là hội viên NFT của 1 thương hiệu nào đó, người tham gia cần phải đạt được những điều kiện tối thiếu, thậm chí đặc thù hơn các hội viên thông thường.
Các thương hiệu có thể lên kế hoạch, tập trung vào việc cung cấp các trải nghiệm đặc quyền chỉ những số ít cá nhân sở hữu NFT trong gói “membership” được hưởng.
Điều đáng nói, những người tung ra đặc quyền chưa chắc đã là những người được hưởng chúng.
Nó khác với các chương trình hội viên truyền thống – nơi không giới hạn số lượng người tham gia, dễ dàng đạt được 1 số ưu đãi nhất định.
Điển hình như chương trình “membership” của một vài hãng hàng không.
Các hãng bay thường không giới hạn số lượng hội viên tham gia. Bởi vậy nó dẫn đến việc các thành viên tranh suất được hưởng đặc quyền, chẳng hạn như tự chọn ghế ngồi ưu tiên trên các chặng bay phổ biến.
Ngược lại với điều này, các gói thưởng nằm trong chương trình “membership NFT” là “số lượng thành viên không đổi, lợi ích được nhân đôi”.
Khuyến khích thương hiệu và khách hàng
Trong các chương trình membership truyền thống, giá trị tài chính của thẻ hội viên không được nâng cấp. Thậm chí một số thương hiệu có tiếng còn gia giảm lợi ích trong gói “membership”.
Điều này khác hẳn với NFT, vì giá trị NFT ban đầu cao hay thấp được định lượng bằng mức độ nổi tiếng của thương hiệu. Các thành viên sở hữu NFT nâng định lượng giá trị tấm thẻ của mình bằng các hoạt động tích cực với thương hiệu mà họ là hội viên. Đó là mối quan hệ 2 chiều.
“Giá trị của các membership NFT bằng nhau, phụ thuộc vào cam kết giữa thương hiệu và các hội viên trong việc tung ra các gói tiện ích. Ngược lại, tập thể hội viên phát triển để khiến thương hiệu ngày một có giá trị”.
Trong tương lai, chúng ta không cần tải hàng chục app trên điện thoại hay hàng chục chiếc thẻ hội viên, tất cả sẽ được quản lý thông qua NFT trên ví điện tử.
Tính thanh khoản
Điểm khác biệt giữa mô hình hội viên truyền thống và hội viên NFT chính là khả năng giao dịch NFT trên thị trường.
Mọt vài chương trình hội viên truyền thống sẽ tính phí phạt nếu người dùng “out” sớm, họ lại phải thực hiện nhiều quy trình xác minh qua website,….
Tư cách hội viên NFT lại khác, nếu sở thích và nhu cầu của bạn không còn thích hợp, bạn có thể nhượng lại/cho thuê NFT của mình cho những cá nhân khác cần hơn, dĩ nhiên bạn thu tiền từ việc bán NFT của mình.
Các thương hiệu sẽ không mất đi thành viên, ngược lại họ nhận được hoa hồng trên thị trường thứ cấp mỗi khi 1 NFT membership được giao dịch. Giá trị NFT càng cao thì chủ sở hữu càng kiếm được nhiều lợi nhuận, thương hiệu phát hành NFT sẽ kiếm được nhiều tiền hơn từ các giao dịch ở thị trường thứ cấp.
Rào cản vô hình
Thật đáng buồn, mô hình NFT membership gặp nhiều rắc rối với là các chương trình hội viên truyền thống vì rào cản công nghệ. Các công ty cần phải đầu tư một lượng lớn tiền của để cho khách hàng trải nghiệm hình thức Membership NFT.
Với các thương hiệu đang xem xét xây dựng mô hình hội viên NFT, điều quan trọng là không cần hệ thống tiền điện tử, token phức tạp. Để đăng ký, tất cả những gì người dùng cần là email, số điện thoại và thẻ tín dụng. Thật tốt khi chúng ta nhận ra rằng mình đang hòa nhập cùng với Web3.0
One of đã thành công khi làm được điều đó, là một trong những nền tảng NFT hàng đầu dành cho người dùng không sử dụng tiền điện tử.
Để làm được những điều như One Of làm, các thương hiệu cần nghiêm túc nghiên cứu cách thức hoạt động của NFT membership và ứng dụng nó trong việc hình thành cộng đồng riêng.
Trader_Z
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.