Người dân Canada và Mỹ khủng hoảng vì giá xăng tăng phi mã

Nhiều hộ gia đình ở Mỹ đang dần tính đến phương án cắt giảm các chi phí khác để chi trả cho mức giá xăng dầu.

Giá xăng tăng phi mã, trung bình một người dân tại Mỹ và Canada phải trả thêm hơn 2 USD/gallon.

Người dân khủng hoảng vì giá xăng dầu

Tại một cửa hàng xăng dầu trên Atlanta, ông Boyd (35 tuổi) mệt mỏi nhìn số tiền mà ông phải chi trả cho mỗi lần đưa chiếc Ford F150 đi “uống nước”.

“Điều này khiến tôi mệt mỏi nhưng tôi không thể đứng im nhìn chiếc xe tải của mình cạn khô vì không có xăng. Hiện tại mới mức dầu diesel ở mức 4,39 USD/gallon, tôi phải mất 400 USD để chứa 2 thùng 50 gallon của mình”, Boyd tâm sự.

Tại Canada, người dùng cũng đang phải chiến đấu với tình trạng vật giá leo thang, nhiên liệu tăng giá phi mã.

Cô Burghgraef sinh sống ở thị trấn Brock, Ontario, Durham, cho biết: “Thật đáng sợ khi giá xăng dầu tăng cao có thể khiến chi phí sinh hoạt, nhu yếu phẩm tăng cao bởi chi phí vận chuyển thực phẩm sẽ đội giá rất nhiều”.

Có một thực tế phải chấp nhận, giá xăng dầu thế giới đang tăng phi mã với tốc độ không thể nhanh hơn. Người tiêu dùng là đối tượng cảm thấy rõ nhất thị trường tiêu dùng đang lạm phát như thế nào.

Không chỉ riêng Boyd, câu chuyện người dân ở Mỹ, Canada hay bất cứ nơi nào khác trên thế giới đang phải gồng mình vởi khoản tiền chi trả cho xăng dầu lớn hơn bao giờ hết.

Nhiều hộ gia đình ở Mỹ đang dần tính đến phương án cắt giảm các chi phí khác để chi trả cho mức giá xăng dầu. Các nông trại lo lắng đến các trạm máy bơm cần dầu để hoạt động, các hộ gia đình cắt giảm chi phí để phục vụ phương tiện di chuyển chính là ô tô.

Người dân Canada và Mỹ khủng hoảng trước tình cảnh xăng tăng giá và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Giá xăng dầu tại Mỹ và nỗi lo lạm phát

Lần đầu tiên trong lịch sử, giá xăng tại Mỹ vượt qua mức giá 4 USD/gallon kể từ tháng 7/2008 (5,2 USD/gallon). Giá xăng đối với loại xăng thông thường tại Mỹ hiện đang giao ở mức 4.009 USD/gallon (trước là 3.604 USD/gallon).

Mức tăng đối với giá xăng dầu đang ở ngưỡng 50% so với năm 2021, mức tăng trung bình hơn 40 cent so với tuần trước. Đó thực sự là một nỗi lo đè lên vai các nhà cầm quyền.

Ngay sau khi Nga đem khí tài chạm đến biên giới Ukraine, Mỹ và EU đã đưa ra các biện pháp trừng phạt nặng nề đối với Nga nhằm làm tê liệt tình hình tài chính kinh tế của “con gấu xám”.

Các lệnh trừng phạt đã khiến hoạt động xuất khẩu năng lượng ở Nga bị đình chỉ. Đó cũng là nguyên nhân chính khiến giá xăng dầu trên thế giới tăng mạnh đột biến, đe dọa tăng trưởng kinh tế.

Cơ sở khai thác dầu ở bán đảo Yamal thuộc Tây Bắc Siberia của Nga

Chuyên gia kinh tế John Kilduff nhận định: “Mức xăng sẽ đạt 4,5 USD/gallon và cuối tháng này. Điều này sẽ là cú shock lớn đối với người tiêu dùng. Chúng tôi tin là như vậy”.

Vào tuần trước, Chủ tịch FED – ông Jerome Powell cho biết tình trạng tăng giá dầu sẽ khiến chỉ số lạm phát tăng cao 0,2 điểm phần trăm (con số tạm tính 10 USD), đồng thời hạ điểm tăng trưởng kinh tế 0,1 điểm phần trăm.

Tổng thống Joe Biden và các nước đồng minh đồng ý giải phóng 60 triệu thùng dầu từ kho dự trữ chiến lược để tránh tình trạng tăng giá khí đốt trong bối cảnh các công ty dầu khí không thể gia tăng sản lượng cấp tốc.

Theo 1 cuộc khảo sát ngắn, hiện có 62% người Mỹ (1000 người) nói rằng họ phải chi trả nhiều tiền cho nhiên liệu kể từ sau khi cuộc chiến Nga – Ukraine leo thang. Họ đồng ý với mức chi trả ấy là xứng đáng để bảo vệ độc lập cho 1 quốc gia khác.

Cho đến thời điểm hiện tại, biện pháp để hạn chế giá xăng tăng cao khá hạn chế, sản lượng toàn cầu không đủ cho nhu cầu tiêu dùng 7 triệu thùng/ngày. Dĩ nhiên, chưa có quốc gia nào có trữ lượng nguồn cung có thể thay thế Nga tính đến thời điểm hiện tại.

Washington có lẽ nên cân nhắc trước khi đưa ra lệnh trừng phạt năng lượng đối với Nga để hạn chế tối đa tình trạng gián đoạn nguồn cung năng lượng, ảnh hưởng đến người dân Mỹ nói riêng và thế giới nói chung.

Zoe (Nguồn Reuters)

Exit mobile version