Nhìn qua tài sản của các tỷ phú nằm trong danh sách hàng năm của Forbes, khó có thể hình dung một người thường bao giờ mới đạt được gia tài ngần ấy. Ở các quốc gia, một người dân thường có thể làm việc đến cả triệu năm mới có thể bằng với tỷ phú giàu nhất nước mình.
Ví dụ, theo số liệu của OECD, để đạt được mức gia tài của tỷ phú người Mỹ Elon Musk – người giàu nhất thế giới với lượng tài sản lên đến 219 tỷ đô la Mỹ, một người công dân Mỹ bình thường sẽ phải làm việc khoảng 3 triệu năm với mức lương trung bình năm 2020 ở mức 68.393 đô la Mỹ.
Người Đức bình thường thì “may mắn” hơn, chỉ cần làm việc liên tục trong khoảng 900.000 năm, với mức lương trung bình 53.475 đô la Mỹ/năm là họ hoàn toàn có thể sánh ngang với người giàu nhất nước mình – ngài Dieter Schwarz, chủ tịch tập đoàn Schwarz-Gruppe với các chuỗi siêu thị lớn như Kaufland và Lidl. Trong 2021, Schwarz có lượng tài sản lên đến 47 tỷ đô la, đứng ở vị trí 28 trong danh sách tỷ phú giàu nhất thế giới của Forbes.
Sự khác biệt giàu nghèo thể hiện rõ hơn cả ở hai quốc gia Trung Quốc và Ấn Độ. Tài sản của tỷ phú Mukesh Ambani của tập đoàn Reliance Industries Limited được Forbes ghi nhận lên đến 91 tỷ đô, trong khi người dân bình thường chỉ có mức thu nhập bình quân $5000. Để có thể giàu có như Ambani, người dân Ấn Độ Trung Bình sẽ phải làm việc hơn 17 triệu năm.
Trong khi đó, người Trung Quốc đi làm 15 triệu năm mới giàu như Zhong Shanshan – người đã vượt qua hàng loạt các tên tuổi hàng đầu ở làng công nghệ, trong đó có Jack Ma để trở thành người giàu nhất Trung Quốc.
Bảng xếp hạng Bloomberg Billionaires Index cập nhật đến ngày 10/4/2022