Giá cả hàng hóa tăng gấp 3, dầu khí và năng lượng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trở thành gánh nặng đặt lên vai người tiêu dùng Anh trong thời buổi lạm phát.
Lạm phát và nỗi sợ
Kể từ khi xung đột giữa Nga và Ukraine bùng nổ, lạm phát hàng năm ở khu vực đồng Euro đã tăng 7,5%, con số này ở Anh là 9%, nguyên nhân do giá cả hàng hóa tăng vọt, đặc biệt là năng lượng và khí đốt. Chỉ số CPI hiện tại đã vượt qua đỉnh điểm của giai đoạn đại suy thoái giai đoạn 1990 – khoảng thời gian người Anh không muốn nhớ lại bởi lãi suất quá cao cùng bong bóng vỡ nợ thế chấp.
Sau khi công bố dữ liệu lạm phát, đồng bảng Anh mất 0,4% giá trị trên thị trường.
Trước mắt, các nhà sản xuất cung ứng phải chịu áp lực lớn khi mức chi trả cho nguyên liệu nhập khẩu tăng 18%. Chuyên gia kinh tế trưởng đến từ Capital Economics nhấn mạnh: “Mọi thứ sẽ tồi tệ cho đến khi chúng được cải thiện để trở nên tốt đẹp”.Người tiêu dùng Anh thay đổi thói quen
Tại nhiều khu chợ London, người tiêu dùng cảm thấy gánh nặng rõ ràng hơn khi rút tiền ra để mua sắm 1 mặt hàng sản phẩm lương thực. Người bán đau đầu khi tính toán chi phí đầu vào, còn người mua đắn đo hơn khi rút tiền mua sắm.
Nhiều tiểu thương đã nói rằng công việc kinh doanh của họ cũng bị ảnh hưởng tương tự dẫn đến lợi nhuận giảm 50%. Tiền điện, tiền gas, mọi thứ đều tăng giá nên mọi người chỉ mua những thứ mà họ thực sự cần.
Lạm phát Anh tăng vọt do giá năng lượng đi lên và nhu cầu hồi sinh trong lúc chuỗi cung ứng vẫn căng thẳng.
Hiện người dân Anh đã hạn chế chi tiêu cho năng lượng và phương tiện ô tô để di chuyển. Nhiều người thậm chí thay đổi bảng kế toán chi tiêu của mình bằng cách cắt giảm các bữa ăn.
Ngân hàng trung ương Anh trong tháng này dự báo lạm phát sẽ đạt mức cao nhất 10% vào cuối năm nay. Chắc chắn BoE cần phải có chính sách “cứng rắn” hơn để đối phó với cơn ác mộng lạm phát bất chấp những tác động tiêu cực có thể xảy ra bên lề cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine.