Người Mỹ có hãm phanh chi tiêu trong bối cảnh lạm phát cao nhất lịch sử tài chính 40 năm hay không?
Lạm phát – tuy xa mà gần
Toàn thế giới đang phải đối diện với tình trạng giá cả hàng hóa và năng lượng tăng mạnh nhất từ trước đến nay kéo theo các dịch vụ khác cũng điều chỉnh giá. Chúng ta có nghĩ rằng người Mỹ sẽ phanh lại tốc độ chi tiêu của mình hay không?
Trong bao lâu?
Người tiêu dùng minh chứng cho khả năng phục hồi đáng ngạc nhiên của kinh tế. Mức độ tiêu dùng của người Mỹ còn cao hơn ngay sau khi giá cả điều chỉnh theo chỉ số lạm phát. Trong tháng 4, doanh số bán lẻ đã vượt qua mức kỳ vọng.
Đây là dấu hiệu an toàn trấn tĩnh người tiêu dùng – động lực chính của nền kinh tế Mỹ trong giai đoạn này. Dĩ nhiên, không bàn đến câu chuyện suy thoái!
Song, có nhiều dấu hiệu chỉ ra rằng các gia đình có mức thu nhập thấp và trung bình thấp đang vật lộn với các khoản chi tiêu tăng giá. Họ thay đổi thói chi tiêu bằng cách mua các mặt hàng có giá thấp hơn và bỏ qua các khoản mua sắm không cần thiết.
Theo báo cáo của Walmart, người tiêu dùng giờ hiện ưa chuộng các thương hiệu giá rẻ nội đại, mua nửa gallon sữa thay vì 1 gallon, số tiền chi tiêu giảm dần qua mỗi lần mua sắm.
Câu hỏi được đặt ra: Người tiêu dùng có thể duy trì thói quen tiêu dùng này trong bao lâu? Ngay cả khi chấp nhận những áp lực từ lạm phát đè nặng lên bảng kế toán chi tiêu gia đình.
Câu trả lời đúng sẽ là chìa khóa để mở khóa những nghi vấn rằng liệu FED có giúp Mỹ tránh khỏi tảng băng mang tên Suy thoái hay không sau mỗi lần mạnh tay tăng lãi suất cơ bản.
FED cho rằng hạ nhiệt chi tiêu sẽ có thể khiến lạm phát hạ nhiệt, tuy nhiên giá cả tăng phi mã sẽ khiến triển vọng kinh tế Mỹ bị lu mờ.
Người tiêu dùng có thể đẩy lùi cơn bão suy thoái?
Các chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng tín hiệu tiêu dùng ổn định có thể sẽ không kéo dài nếu trong cuộc họp tới FED tăng lãi suất cho vay lên mức cao hơn hiện tại.
Nếu tốc độ chi tiêu biến thiên, FED bắt buộc phải tăng lãi suất để giữ ổn định nền kinh tế.
Làm cách nào vừa để hạ nhiệt lạm phát hay không giảm tăng trưởng kinh tế là một bài toán cực khó khiến FED đau đầu. Vào đầu tháng 5, FED mạnh tay tăng lãi suất lên 50 điểm cơ bản đồng thời phát đi tín hiệu diều hâu rằng cuộc chiến này chưa dừng lại khi chưa tìm được người chiến thắng.
Một cuộc đại suy thoái có thể tiến đến nước Mỹ hay không?
“Đừng đặt cược bất kỳ điều gì với người tiêu dùng Mỹ”
Người Mỹ đang có tốc độ chi tiêu tương đối ổn định. Mức lương tăng, số tiền tích lũy trong thời kỳ “giãn cách” tương đối lớn, mức độ chi tiêu tín dụng khả quan,…đây là những điều có thể thúc đẩy chi tiêu lành mạnh trong năm 2022.
Không chỉ mua sắm, nhu cầu du lịch bằng đường hàng không đang dần trở lại giúp các hãng bay có thêm lợi nhuận. Mặc dù giá vé trung bình đã tăng 32% do ảnh hưởng của giá năng lương, nhưng hầu như hiệu suất nhu cầu không có dấu hiệu giảm.
Lạm phát sẽ còn, nếu tiền lương tỷ lệ thuận với giá cả thì nhu cầu tiêu dùng không thay đổi. Người tiêu dùng mặc dù không thoải mái với mức giá tăng vượt trội nhưng họ vẫn chi tiêu, sử dụng thẻ, mua các mặt hàng với mức giá rẻ hơn trước.
Tại Mỹ, mức lương trung bình đã tăng 6% trong tháng 4. Đây là mức tăng lớn nhất kể từ năm 1990, mặc dù tỷ lệ lạm phát hiện tại là 8,3%.
Thu nhập trung bình hàng giờ đối với lao động (không tính quản lý) đã tăng 6,4% trong tháng 4 so với năm 2021 – mức tăng nhanh nhất trong 40 năm qua.
Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ là 3,6%, hồ sơ tuyển dụng đăng ký chất cao như núi, nhu cầu tìm việc làm giữ ở con số kỷ lục cho thấy thị trường lao động vẫn đang “nóng” theo đúng nghĩa đen vốn có.
Paul Ashworth, chuyên gia kinh tế trưởng tại Capital Economics chia sẻ: “Đừng bao giờ thách thức người tiêu dùng Mỹ. Mặc dù giá cả hàng hóa tăng cao ảnh hưởng đến sức mua nhưng người tiêu dùng Mỹ đang giúp nền kinh tế toàn cầu phát triển”.
Điều tuyệt vời, sức mạnh của người tiêu dùng có thể khiến sự suy thoái “sợ hãi”!
Zoe (Nguồn AP)