Nhận định chứng khoán: Xu hướng ngắn hạn của thị trường trở nên tiêu cực hơn khi VN-Index ghi nhận phiên giảm khá thứ 2 liên tiếp, trong bối cảnh thanh khoản giảm nhẹ và ở mức trung bình 20 phiên.
Nhận định chứng khoán: Điểm lại phiên giao dịch 8/4
Mở cửa phiên giao dịch 8/4 với diễn biến giằng co trên diện rộng, với sự phân hóa rõ nét tại rổ VN30. Ghi nhận hiên tại số mã tăng giảm khá cân bằng 13/11 và 6 mã đứng giá, trong đó, VIC đang dẫn đầu đà tăng với 2,7%, kế đó GAS, NVL, VHM cũng tăng 1,5% góp phần giữ sắc xanh cho chỉ số VN-index.
VinFast Trading & Investment Pte.Ltd., công ty con có trụ sở tại Singapore của Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC), thông báo đã gửi hồ sơ đăng ký cho Uỷ ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (SEC) liên quan đến chào bán lần đầu ra công chúng (IPO). Quy mô và giá của đợt chào bán chưa được xác định. Đợt IPO được kỳ vọng sẽ diễn ra sau khi SEC hoàn tất quá trình xem xét, tùy thuộc vào thị trường và các điều kiện khác.
Chiều ngược lại, sắc đỏ bao trùm lên hàng loạt cổ phiếu như SAB, FPT, BID, TPB, MWG…và gây áp lực rất lớn lên VN-Index. SAB đang đại diện phe giảm giá khi mất 1,4%.
Đến 10h, các chỉ số quay đầu, hiện VN-index giảm 2 điểm, áp lực chủ yếu vẫn đến từ nhóm vốn hóa lớn khi số mã tăng trong rổ VN30 chỉ còn 8, phe giảm đang áp đảo với 20 mã, BID, SAB, FPT, STB, MWG thay nhau kéo chỉ số giật lùi.
Tại HNX30, NRC, PVB, TVC, IDC cũng là những mã gây áp lực lớn lên chỉ số này. Trong đó NRC giảm mạnh nhất mất hơn 6%. Ngược lại những cổ phiếu bất động sản hồi phục như HUT, CEO, L14, TDH, VC3 đang là những mã trụ đỡ cho chỉ số HNX30
Hiện tại VN-index giảm 6 điểm, HNX-index giảm 2,6 điểm và UPcom giảm 1,2 điểm. Độ rộng thị trường đang nghiêng về phía giảm giá với 728 mã giảm so với 268 mã tăng giá
Nhóm ngành ngân hàng, vận động không mấy lạc quan khi đa số các mã đều mang sắc đỏ, các mã nhưTCB, MBB, SHB, STB… đều lùi nhẹ với mức giảm 0,8 – 1%.
Nhóm phân bón sau 4 phiên lao dốc đã xanh trở lại, giao dịch có phần tích cực hơn. DPM tăng gần 0,9%, TSC tăng 2%, DCM tăng nhẹ gần 0.5%.
Nhóm dầu khí vẫn chưa có tín hiệu khả quan nào khi cả ngành vẫn bao phủ bởi sắc đỏ, một vài cổ phiếu như GAS, PLX trong khoảng thời gian đầu phiên còn tăng khá nay cũng quay đầu giảm điểm. Kế đó những mã lớn khác như PVD, PVS, PGS, PVT đều giảm trung bình 1%. Phần nào chịu ảnh hưởng của giá dầu thế giới tiếp tục đi xuống
Phiên giao dịch sáng giằng co trong yếu thế
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 8,82 điểm xuống 1.493,53 điểm (-0,59%). HNX-Index giảm 3,82 điểm xuống 437,79 điểm (-0,87%). UPCoM-Index giảm 1,37 điểm xuống 114,44 điểm (1,18%) .
Thanh khoản sụt giảm mạnh so với phiên 7/4. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 12.688 tỷ đồng, giảm 31%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 33,4% xuống 10.734 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng khổng 50 tỷ đồng ở sàn HoSE.
Phiên chiềuvới lực cầu trở lại
Sau những phút biến động đầu giờ chiều, các chỉ số chính đều đang thu hẹp đà giảm nhờ lực cầu ở vùng giá thấp. Chỉ số VN-Index hiện chỉ còn giảm 5 điểm và đang hướng về mốc tham chiếu, HNX-Index còn giảm hơn 4 điểm.
Rổ VN30 hiện có 20 mã giảm, 9 mã tăng và 1 mã tham chiếu. Trong đó, đà giảm của FPT đang thu hẹp chỉ còn 2% so với mức giảm 4% đầu giờ chiều, BID và MWG giảm 1.5%, các mã như VNM, MSN, GAS, TPB… cũng thu hẹp sắc đỏ và hiện chỉ còn giảm quanh 0.5%.
Đến 14h15, thị trường đang rất nóng khi hàng loạt mã giảm sàn. Cặp đôi FLC, ROS, HAG, GEX, HSG, KBC… đều xanh lam. Trong khi đó, chỉ số HNX-Index còn lao dốc mạnh hơn khi nhiều mã tỷ trọng lớn diễn biến bi quan như IDC (-9.9%), THD (-2.2%), KSF (-3.08%), SHS (-5.19%).
Ngày 07/4/2022, Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C01) tiếp tục làm rõ hành vi phạm tội, ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam thời hạn 03 tháng đối với Hương Trần Kiều Dung và Nguyễn Quỳnh Anh cùng với vai trò đồng phạm giúp sức Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn FLC thực hiện hành vi phạm tội “Thao túng thị trường chứng khoán”.
Phiên giao dịch 8/4 kết thúc, VN-Index đóng cửa giảm 20,35 điểm xuống 1.482 điểm (-1,35%). HNX-Index đóng cửa giảm 9,59 điểm xuống 432,02 điểm (-2,17%). UPCoM-Index đóng cửa giảm 1,97 điểm xuống 113,84 điểm (-1,7%).
Thanh khoản thị trường giảm mạnh so với phiên trước, tổng giá trị khớp lệnh đạt 26.224 tỷ đồng, giảm 9,5%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 11% xuống 22.477 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng hơn 300 tỷ đồng ở sàn HoSE.
Nhận định chứng khoán 12/4: Có thể hồi phục nhẹ
Áp lực giảm của thị trường đã lan rộng và ảnh hưởng đến nhiều nhóm cổ phiếu thậm chí còn chưa tăng trong thời gian vừa qua. Thị trường giảm không xuất phát từ tác động bởi thị trường quốc tế, áp lực bán ở một số cổ phiếu mang tính đầu cơ vẫn là nguyên nhân chi phối chính.
Lực cầu bỏ ngỏ tại điểm hỗ trợ đã khiến thị trường giảm sâu và quay trở lại vùng giằng co dưới ngưỡng 1.500 điểm. Dòng tiền ở lần quay về này vẫn chưa có tín hiệu khả quan, khi chỉ với mức thanh khoản trung bình đã khiến chỉ số đóng cửa ở mức giá thấp nhất phiên.
Rổ VN30 có thể giữ được đà lùi chậm hơn ở mức hỗ trợ gần 1515 điểm. Do vậy, nhà đầu tư nên chậm lại, có thể cân nhắc giá điều chỉnh để giải ngân tại một số cổ phiếu có nền tích lũy tích cực và đang thu hút dòng tiền.
Về kỹ thuật, tại khung đồ thị tuần xuất hiện cây nến đỏ bao phủ cây nến tăng, điều này cho thấy áp lực chốt lời là rất lớn, đặc biệt sau 3 phiên tăng giá tuần qua khi chạm mốc 1530 điểm.
Đà giảm trong phiên 8/4 áp đảo ở những phút cuối, nhất là trong phiên ATC, kéo tụt chỉ số, khiến tâm lý có phần hoang mang, đã đua nhau bán đuổi của nhà đầu tư. VN-index giảm mạnh 2 phiên liên tiếp, chỉ số cắt xuống dưới MA20, cùng với đường – DI nới rộng khoảng cách lên phía trên so với +DI, cho thấy chỉ số đang đánh mất đi cơ hội giữ được xu hướng tăng, và áp lực giảm ngắn hạn đang quay trở lại.
Tuy nhiên, chùm MA 20, 50, 100 đang hội tụ và vận động phẳng, cùng với đường MACD vẫn nằm trên Signal và khối lượng giao dịch ở dưới mức bình quân 10 phiên, ngụ ý áp lực bán chưa quá mạnh.
Do đó, chỉ số có thể hướng tới kịch bản vận động trong kênh giá đi ngang quanh các đường MA trung hạn, với hỗ trợ quanh vùng 1,440-1,450 điểm và kháng cự quanh 1,520-1,530 điểm.
Thị trường có thể sẽ xuất hiện nhịp hồi trong phiên giao dịch đầu tuần và VN-Index có thể sẽ kiểm định lại ngưỡng 1.490 điểm. Đồng thời, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên các chỉ số VN-Index và VN30 có thể sẽ biến động hẹp ở những phiên giao dịch tới, trong khi đó rủi ro ngắn hạn của nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ tăng mạnh cho nên các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục cơ cấu giảm dần tỷ trọng cổ phiếu ở hai nhóm cổ phiếu này.
Do đó, nhà đầu tư nên tận dụng các đợt hồi kỹ thuật để đưa danh mục về mức hợp lý, và chỉ nên ưu tiên nắm giữ các cổ phiếu có cơ bản tốt, triển vọng kinh doanh 2022 tươi sáng và đang hút được dòng tiền mạnh.
Xem xét đầu tư lướt sóng với nhóm cổ phiếu trụ hay nhóm ngân hàng. Hiện nhóm ngân hàng đang đi nền khá dài, để nhóm này gẫy nền là khá thấp.
Nhận định chứng khoán: Cổ phiếu đáng quan tâm
* Cổ phiếu ngân hàng: MBB, VPB, HDB, CTG
* Bảo hiểm: BVH, BMI
* Bất động sản: NLG, KDH, VCG
* Bất động sản khu công nghiệp: KBC, SZC
* Đầu tư công: G36
* Phân bón hóa chất:
* Xuất nhập khẩu, thủy sản: VHC
* Chứng khoán: VND
* Vật liệu cơ bản: HPG, NKG ( nắm giữ trung, dài hạn)
* Dầu khí:
* Xây dựng: HBC
* Chăn nuôi: DBC
* Bán lẻ: DGW, MWG
* Mía đường: QNS
* Dệt may: TNG, GIL
* Ngành nhựa: APH ( nắm giữ trung hạn, dài hạn)
* Hàng không: HVN ( nắm giữu dài hạn)
* Nông nghiệp: BAF
* Y tế: TNH
Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định trên là nguồn thông tin tham khảo. Khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
JM – ViMoney