Thị trường hôm nay ghi nhận một phiên giảm điểm nhẹ trong bối cảnh thanh khoản tăng nhẹ, và sự phân hóa diễn ra mạnh mẽ giữa các nhóm ngành.
Nhận định chứng khoán: Điểm lại phiên giao dịch 7/3
Giá dầu Brent vừa có một phiên tăng vọt, có thời điểm vượt mốc 130 USD/thùng. Đà tăng của dầu thế giới do xung đột giữa Nga- Ukraine này có thể đẩy lạm phát tại Việt Nam tăng mạnh trong thời gian tới.
***Điểm tin đầu giờ 8/3: Đọc gì trước giờ giao dịch***
Giá hàng hóa cơ bản sẽ còn tăng, tiếp tục tác động tích cực đến hàng loạt cổ phiếu thuộc nhóm dầu khí, thép, phân bón, than… trên thị trường chứng khoán. Những ngành được dự báo được hưởng lợi từ xung đột giữa Nga – Ukraine đều tăng mạnh, trong đó CNG tăng 6,5%, GAS tăng 4,8%.. Ở nhóm cổ phiếu thép, VGS tăng 3,6%, HSG tăng 3%, HPG tăng 2,9%…
Trái ngược lại với nhóm cổ phiếu hàng hóa cơ bản, hàng loạt các cổ phiếu vốn hóa lớn đặc biệt là nhóm ngân hàng có biến động tiêu cực, trong đó, ACB giảm 2,5%, VJC giảm 2,4%, TPB giảm 2,1%, VRE giảm 2,1%, MSN giảm 1,8%…VN30-Index giảm mạnh gần 14 điểm, bên bán áp đảo hoàn toàn bên mua trong những phút đầu tiên của phiên sáng.
Đến 10h, Tại HNX30, các cổ phiếu dầu khí vẫn đóng vai trò dẫn đầu khi đại diện cho sắc tím là PVC, theo sau PVB cũng tăng 7%, PVS tăng 6%. Các cổ phiếu khác như SLS, NBC, LAS đều tăng 6,6%…Cổ phiếu bất động sản trong HNX30 chia phe trái ngược, không còn cảnh cùng nhau đi lên như những phiên trước. Cổ phiếu L14, NDN đang tăng tốt với hơn 1,3%, trong khi CEO, THD quay ngược giảm hơn 1%…
Bóng ma lạm phát
Thời điểm 10h30, Nhóm cổ phiếu vua chịu tác động từ nỗi lo lạm phát đã diễn biến khá tiêu cực khi toàn ngành chìm trong sắc đỏ, các cổ phiếu TPB, ACB, HDB, LPB, BID, STB, TCB, CTG và VCB tiếp tục suy yếu khi giảm đồng loạt từ 2-3%. Le lói có cổ phiếu EIB và VBB đi ngược quy luật khi còn giữ được màu xanh, trong khi đó EIB còn tăng khá mạnh với 4,8%.
Nhóm bất động sản diễn biến hai miền trái ngược, các cổ phiếu hạ nguồn đều tăng điểm như HQC, NHA, NTL, IJC, VCG đều tăng bình quân 2,6%…kế đó DLG, ITA, DHC, NVT cũng tăng 1%… Ngược lại nhóm cổ phiếu anh lớn khá tiêu cực khi những VHM, VIC, DIG hay KBC đồng loạt giảm 1,4%, góp phần kéo chỉ số VN-index lùi sau tham chiếu hơn 6 điểm.
Nhóm chứng khoán chịu chung cảnh ngộ với nhóm cổ phiếu vua khi toàn ngành cũng chìm trong sắc đỏ, các ông lớn ngành này như SSI, VCI, HCM, SHS, VND ghi nhận mức giảm hơn 1%
Cổ phiếu hóa chất phiên nay khá tích cực khi LAS tím tịm ngay từ những phút đầu, kéo cả ngành lan tỏa sắc xanh. Kế đó DGC, CSV đều tăng trên dưới 5%, VFG, LTG, HVT cũng tăng trung bình hơn 3%.
Than đá cũng nằm trong nhóm được hưởng lợi từ bất ổn do xung đột, sức tăng của nhóm này cũng khá mạnh khi MDC, TMB, TC6, TVD, HLC, THT, NBC đều tăng trên dưới 7%.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 1,33 điểm xuống 1.504 điểm (-0,09%). HNX-Index tăng 2,35 điểm lên 452,94 điểm (0,52%). UPCoM-Index tăng 0,12 điểm lên 113,41 điểm (0,11%).
Thanh khoản thị trường tăng so với phiên sáng hôm qua. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 21.621 tỷ đồng, tăng 5%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 3,2% lên 17.609 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng hơn 600 tỷ đồng ở sàn HoSE.
Phiên chiều trở lại, áp lực bán gia tăng, đã đẩy hàng loạt cổ phiếu lớn giảm giá và gây ra nhiều áp lực đến VN-Index. Trong đó, ACB giảm 2,8%, VRE giảm 2,4%SAB giảm 3,6%, TPB giảm 4,1%, VJC giảm 3,8%…
Trong khi đó, đà tăng của nhóm hàng hóa cơ bản vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, các mã như PVD, LAS, DPM, BFC, DCM… đều được kéo lên mức giá trần.
Phân bón, dầu khí dậy sóng
Nhóm ngành khai khoáng kết thúc phiên giao dịch ấn tượng với nhiều mã kịch trần. Cả nhóm có 24 mã tăng (15 mã trần) và chỉ 2 mã giảm. Hàng loạt các mã kịch trần như PVB, PVD, PVC, THT, TMB… Nhóm cổ phân bón cũng được hưởng lợi, các mã DCM, LAS, BFC và DPM đều kết phiên trong sắc tím.
Phiên giao dịch đóng cửa, VN-Index giảm 6,28 điểm xuống 1.499,05 điểm (-0,42%). HNX-Index tăng 2,27 điểm lên 452,86 điểm (0,5%). UPCoM-Index giảm 0,07 điểm ) xuống 113,22 điểm (-0,06%).
Thanh khoản thị trường tăng so với phiên trước và duy trì ở mức cao. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 35.946 tỷ đồng, tăng 8,4%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 8,3% và đạt 29.7894 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng gần 1.500 tỷ đồng ở riêng sàn HoSE trong phiên hôm nay.
Nhận định chứng khoán 8/3: Vận động quanh ngưỡng 1490 – 1505 điểm
Sau một ngày giao dịch giằng co, VN-Index mất 6 điểm và đóng cửa tại mức 1499.05 điểm. Nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán chìm trong sắc đỏ, trong khi đó những nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ đà tăng giá của hàng hóa thế giới như thép, hóa chất, phân bón, dầu khí, than lại có một phiên giao dịch phấn khởi, nhiều mã tưng bừng sắc tím. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu cực với 11/19 ngành tăng điểm.
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán thế giới đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ yếu tố địa chính trị thì thị trường trong nước vẫn được neo giữ và dao động xung quanh ngưỡng 1.500 điểm trong xu hướng đi ngang. Nhà đầu tư cũng bỏ qua tác động từ chỉ số chung dưới áp lực từ nhóm cổ phiếu bluechip, thay vào đó dòng tiền vào thị trường vẫn tiếp tục tăng lên kể từ đầu tháng 3 và tập trung vào nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ đà tăng của thị trường hàng hóa cơ bản.
Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang thể hiện được sức mạnh tương đối của mình nếu so với các thị trường khác trong khu vực cũng như trên thế giới. Thị trường chứng khoán Mỹ đã điều chỉnh từ 10-20% trên ba chỉ số chính trong khoảng 2 tháng trở lại đây, nhưng các chỉ số chứng khoán Việt Nam gần như đi ngang và chỉ giảm rất nhẹ nếu so với 2 tháng trước đó.
Trước những diễn biến bất lợi của thị trường thế giới, áp lực bán và rủi ro cũng gia tăng đối với thị trường Việt Nam, khiến 2 chỉ số chính quay đầu kiểm tra lại vùng hỗ trợ 1.500 điểm của VN-Index và 1.505 điểm của VN30-Index. Mặc dù đã có những nỗ lực cân bằng điểm số ở cuối phiên, nhưng nhìn chung diễn biến hồi phục khá kém, đặc biệt khi hiện tượng phân hóa hóa tiếp tục là điểm nhấn.
VN-Index có thể sẽ còn giằng co quanh đường trung bình 20 phiên, tức là mức 1.500 điểm. Đồng thời, dòng tiền vẫn có thể phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu và chủ yếu tập trung ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ.
Dự báo, thị trường sẽ tiếp diễn sideway với biên độ lớn 1470 – 1510. Thời gian có thể sẽ diễn ra trong những phiên 10/3 – 14/3, nhà đầu tư hạn chế mở mua mới trong giai đoạn này. Có thể xem xét canh bán dần, giữ tỷ trọng an toàn, hạn chế tối đa mergin, tập trung vào nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Các nhóm đang có dòng tiền vận động khá tốt đó là ngành hóa chất, thép, vận tải cảng, bán lẻ và khai khoáng.
Nhận định chứng khoán: Cổ phiếu đáng quan tâm
* Cổ phiếu ngân hàng:
* Bất động sản: NLG, KDH
* Bất động sản khu công nghiệp: KBC, SZC
* Phân bón hóa chất: DGC, DPM
* Xuất nhập khẩu, thủy sản: VHC
* Chứng khoán:
* Vật liệu cơ bản: HPG ( nắm giữ trung, dài hạn)
* Dầu khí: PVD, OIL, GAS, BSR ( nắm giữ ngắn hạn)
* Xây dựng: HBC
* Chăn nuôi: DBC
* Bán lẻ: MWG, DGW
* Mía đường: QNS
* Dệt may: TNG, GIL
* Ngành nhựa: APH ( nắm giữ trung hạn)
* Hàng không: HVN
Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định trên là nguồn thông tin tham khảo. Khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.