Nhận định chứng khoán – Thị trường hôm nay ghi nhận một phiên tăng điểm nhẹ nhờ lực cầu gia tăng về cuối phiên, trong bối cảnh số mã giảm giá chiếm ưu thế, thanh khoản tăng khá, và cao hơn trung bình 20 phiên.
Nhận định chứng khoán: Điểm lại phiên giao dịch 7/6
9h30: Sắc đỏ tràn ngập thị trường
Thị trường mở cửa phiên giao dịch mới với việc sắc đỏ áp đảo ở nhóm cổ phiếu lớn và điều này đẩy các chỉ số lùi xuống dưới mốc tham chiếu, trong đó, MSN giảm 2%, BVH giảm 1,7%, BCM giảm 1,4%, FPT giảm 1,4%, VCB giảm 1,3%….
Các nhóm cổ phiếu “khỏe” đợt vừa qua như phân bón, bảo hiểu, thủy sản… tiếp tục có dấu hiệu yếu đi. Trong đó, ANV giảm 2,3%, LAS giảm 2,4%, DGC giảm 1,6%, MIG giảm 4,1%…
Ở chiều ngược lại, không có quá nhiều mã vốn hóa lớn tăng giá ở thời điểm hiện tại. PNJ tăng 0,8%, HPG tăng 0,2%, REE tăng 1,3%.. Nhóm cổ phiếu năng lượng và dầu khí vẫn giao dịch khá tích cực, trong đó, VSH tăng 3,7%, PC1 tăng 2,7%, BSR tiếp tục tăng 2,3%.
10h40: Sắc đỏ lan rộng, VN-Index mất hơn 16 điểm
VN-Index rớt 16.66 điểm, còn 1,273.35 điểm. Rất có thể đợt chinh phục 1,300 lần này sẽ thất bại. Sắc đỏ đang lan rộng trên sàn HOSE với 89 cổ phiếu tăng giá (3 cổ phiếu trần) và 346 cổ phiếu giảm giá (6 cổ phiếu sàn), giá trị giao dịch ở mức 6,400 tỷ đồng.
Trên sàn HOSE có 3 cổ phiếu hiện sắc tím. Trong đó nếu tính cả phiên này, YEG đã có 8 phiên đóng cửa với 8 cây nến xanh. Thông tin đổi chủ có lẽ là tác nhân trong đợt tăng giá này của YEG.
Hàng loạt các cổ phiếu trong nhóm bất động sản tiếp tục lao dốc, trong đó, OGC giảm 5,2%, L14 giảm 5,1%, DXG giảm 4,9%, HQC giảm 3,8%, CEO giảm 3,5%….
Trong khi đó, các cổ phiếu thuộc nhóm nông nghiệp có biến động tích cực. PAN tăng trần lên 24.350 đồng/cp. TAR tăng 9%, LTG tăng 6,3%, BAF tăng 3,6%…
11h30
Kết phiên sáng, VN-Index thu hẹp đà giảm, dừng ở 1,273.11 điểm, giảm 16.9 điểm (1.31%). Giá trị giao dịch tăng vọt lên 10,969 tỷ, một con số khá cao so với các phiên sáng gần đây. Tuy nhiên sắc đỏ vẫn chiếm ưu thế khi chỉ còn 74 cổ phiếu tăng giá (4 cổ phiếu trần) và 382 cổ phiếu giảm giá (4 cổ phiếu sàn).
Trong rổ VN30 chỉ duy nhất POW tăng trần, 29 cổ phiếu còn lại chìm trong sắc đỏ. VN30 đang giảm mạnh hơn VN-Index, giảm 20.92 điểm (1.58%) với tổng giá trị khớp lệnh 3,840 tỷ.
HNX-Index giảm mạnh nhất với mức giảm 5.53 điểm (1.8%) còn 301.28 điểm với chỉ 39 cổ phiếu tăng giá (2 cổ phiếu trần) và 157 cổ phiếu giảm giá (7 cổ phiếu sàn). Sàn UPCoM giảm 0.9 điểm (0.96%) còn 93 điểm. Nhà đầu tư nước ngoài đang mua ròng với mức 283.31 tỷ đồng.
13h12
Nhóm chứng khoán tiếp tục lao docos khi VND giảm 5%, HCM giảm 4,1%, VCI giảm 3,9%…. Bên cạnh đó, hàng loạt cổ phiếu ngân hàng như SHB, TPB, ACB, LPB… cũng đua nhau lao dốc.
VN-Index hiện giảm 24,29 điểm (-1,88%) xuống 1.265,7 điểm. HNX-Index giảm 7,24 điểm (-2,36%) xuống 299,57 điểm. UPCoM-Index 0,98 điểm (-1,04%) xuống 92,92 điểm.
14h25: Thanh khoản tăng, VN-Index hồi dần
VN-Index chỉ còn giảm hơn 5 điểm nhờ nhiều cổ phiếu lớn đảo chiều tăng như VCB, BVH, FPT hay PLX. Thanh khoản toàn thị trường đã vượt 20 ngàn tỷ đồng.
Cùng với cổ phiếu ngành điện, cổ phiếu ngành dệt may đang có dấu hiệu khởi sắc, nhiều cổ phiếu trong nhóm đang tăng giá ngược với chiều hướng thị trường. GIL (+3.57%), MSH (+4.74%), TNG (7.88%) là những cổ phiếu giúp nhóm ngành sản xuất hàng gia dụng tăng nhẹ. Đặc biệt TNG mới có thông báo doanh thu 5 tháng tăng tới 42% so với cùng kỳ. Doanh thu lũy kế 5 tháng đạt 2.479 tỷ đồng, tăng 42% và thực hiện 41% kế hoạch năm
15h00
Về cuối phiên giao dịch, lực cầu dâng cao đã giúp hàng loạt cổ phiếu thuộc các nhóm ngành như dầu khí, thủy sản, bảo hiểm… tăng giá trở lại. Bên cạnh đó, các mã như FPT, VCB, SAB, MSN, CTG.. cũng tăng giá và góp phần kéo VN-Index lên trên mốc tham chiếu.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 1,34 điểm (0,1%) lên 1.291,35 điểm. HNX-Index giảm 2,66 điểm (-0,87%) xuống 304,15 điểm. UPCoM-Index giảm 0,21 điểm (-0,22%) xuống 93,69 điểm.
Thanh khoản thị trường tiếp tục tăng so với phiên trước, tổng giá trị khớp lệnh đạt 20.017 tỷ đồng, tăng 7,8%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 7,6% lên 16.460 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng khoảng 150 tỷ đồng ở sàn HoSE.
Nhận định chứng khoán 8/6: Tăng điểm
Thị trường hôm nay ghi nhận một phiên tăng điểm nhẹ nhờ lực cầu gia tăng về cuối phiên, trong bối cảnh số mã giảm giá chiếm ưu thế, thanh khoản tăng khá, và cao hơn trung bình 20 phiên.
Bên mua đã thắn,g thế ngoạn mục ở những phút cuối, kéo chỉ số xanh điểm trở lại, tuy nhiên vận động thị trường chho thấy lực bán vẫn rất lớn, dù thị trường có hồi phục và gợi mở một tín hiệu tốt những vẫn chưa thuyết phục. Do vậy, nhà đầu tư vẫn cần thận trọng và hạn chế mua, tạm thời vẫn nên ưu tiên chốt lời và cơ cấu lại danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro.
Về kỹ thuật, vùng hỗ trợ 1280 và trendline hỗ trợ ngắn hạn tạo từ đáy 17/5 của VNI có tín hiệu thủng đến từ các nhóm LARGE CAP ( bank, chứng, BĐS ), kèm với đó dòng tiền phiên nay dịch chuyển mạnh vào nhóm phòng thủ ( điện, nước, lương thực,…) Mức hỗ trợ tiếp theo của index hội tụ quanh vùng 1250 – 1260 tương ứng fibo 23,6 và MA20.
Kịch bản ViMoney suy đoán: Index quay về vùng hỗ trợ này, tích lũy ổn => Tạo đáy 2 trung hạn và quay lên thành công => Mở ra nhiều cơ hội giao dịch hơn. Giai đoạn sắp tới Index có thể đi ngang hoặc sụt giảm mạnh tiếp, nhưng cả 2 phương án trong bối cảnh dòng tiền phân hóa mạnh hiện tại sẽ rất khó để giao dịch và nếu Action sai NĐT sẽ tiếp tục kẹp hàng thêm.
Duy trì tỷ trọng cổ phiếu thấp và không Margin là hợp lý lúc này, tránh các nhóm cổ phiếu dòng tiền yếu từ đầu năm tới nay. Dòng tiền đang di chuyển chủ yếu đến nhóm hóa chất, năng lượng, thủy sản, dầu khí. Đây cũng là 4 nhóm tăng điểm mạnh nhất từ đáy Index 16/5. Trong khi đó BĐS, Bank, Chứng, Thép tiếp tục suy yếu dòng tiền và có Sắt thép là dòng tiền âm tính từ đáy Index.
Tiêu chí chọn lựa cổ phiếu dài hạn
* Lợi nhuận tương xứng với doanh thu – ưu tiên lợi nhuận đến từ mảng kinh doanh cốt lõi.
* Doanh thu tăng bằng việc mở rộng sản xuất
* Tăng trưởng mở rộng thị phần
* EPS các quý phải tăng (so sánh EPS các quý gần nhất)
* Tăng trưởng lợi nhuận phải từ 20-30% thể hiện trong nhiều năm liền
* ROE càng cao càng tốt (với thị trường Việt Nam ROE ở mức 15% trở lên)
* Ưu tiên cổ phiếu trong nhóm đầu ngành
* Công ty minh bạch, không có tham nhũng nội bộ hay đấu đá cổ đông
* Cơ cấu cổ đông (có cổ đông lớn uy tín là một điểm cộng)
* Lãnh đạo công ty có tâm có tầm
Nhận định chứng khoán: Cổ phiếu đáng quan tâm
* Cổ phiếu ngân hàng: VPB, MBB (cầm dài hạn) LPB, SHB (T+)
* Bảo hiểm: BVH, BMI, MIG
* Bất động sản: NLG
* Bất động sản khu công nghiệp:
* Đầu tư công:
* Phân bón hóa chất: DGC, DCM, DPM
* Xuất nhập khẩu, thủy sản: VHC, ANV
* Chứng khoán:
* Vật liệu cơ bản:
* Dầu khí: BSR, PVD, GAS
* Vận tải cảng: HAH, GMD ( nắm giữ trung, dài hạn )
* Xây dựng: HBC
* Chăn nuôi:
* Bán lẻ: DGW, MWG, FPT, PNJ
* Mía đường:
* Dệt may: TNG, GIL
* Ngành nhựa:
* Hàng không:
* Nông nghiệp: BAF ( nắm giữ trung, dài hạn )
* Y tế:
* Xây lắp điện: PC1
* Cơ điện lạnh: REE
* Than đá:
Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định trên là nguồn thông tin tham khảo. Khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
JM – ViMoney