Nhận định thị trường: VN-Index hôm nay tiếp tục chịu sức ép tâm lý từ các tin tức tiêu cực trên thị trường quốc tế khi giảm gần 30 điểm xuống mốc 1.472 điểm khiến hầu như các mã cổ phiếu đều rơi vào sắc đỏ.
Nhận định thị trường: Điểm lại phiên giao dịch 14/2
Phiên giao dịch ngày 14/2 mở cửa với dấu hiệu đảo đà tăng, sắc đỏ lan khắp nhóm cổ phiếu trong rổ VN30, điều này đã kéo chỉ số tụt sau tham chiếu. Nhóm cổ phiếu ngân hàng đang điều chỉnh khá mạnh, trong đó BID, TCB, CTG giảm 1,7% riêng VCB dẫn đầu đà giảm, đánh mất 2,5% giá trị.
Kế đó nhóm cổ phiếu chứng khoán đang là một trong những nhóm giảm mạnh nhất thị trường. Các cái tên lớn đầu ngành như SSI, VND hay HCM đều chìm trong sắc đỏ với mức giảm trung bình 2%. Cả ngành hiện chỉ còn có EVS và VIX là đang tăng giá.
Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu dầu khí tiếp tục là tâm điểm của dòng tiền, trong đó, PVD tăng 2,9%, PVS tăng 3,1%, GAS tăng 2,5%… Cùng với đó, nhóm cổ phiếu hàng không ‘bay’ cao, trong đó, HVN tăng 1,3%, VJC tăng 1,6%, ACV tăng 0,9%… Ngoài ra, VIC đã chấm dứt được việc bị bán mạnh và quay trở lại tăng 2% lên 83.300 đồng/cp.
Đến 10h, sau những phút giảm điểm đầu phiên, lực mua đang lấy lại ưu thế khiến VN-Index dần thu hẹp lại sắc đỏ trước đó. Tuy nhiên, bên bán vẫn chiếm được ưu thế khi số mã giảm đang áp đảo số mã tăng.
Rổ VN30 hiện có 23 mã giảm, 5 mã tăng và 2 mã đứng giá. HDB và VRE là những mã giảm giá mạnh nhất rổ khi giảm hơn 2%. Theo sau là sắc đỏ đến từ các mã BID, STB, VCB. Ở chiều ngược lại GAS, PLX, VIC là những mã tăng giá mạnh nhất rổ .
Nhóm cổ phiếu dầu khí giao dịch tích cực. Trong đó, hai ông lớn PVD và PVS tăng lần lượt ở mức 3.1% và 4.5%. Một số mã khác như PVT leo dốc gần 5%, PVC và OIL tiến tốt hơn 3%, PVB và PLX tăng gần 3%.
Giá dầu leo dốc vào sáng ngày 14/02, với hợp đồng dầu Brent tương lai tăng 1.27% lên 95.64 USD/thùng; hợp đồng dầu WTI tương lai tiến 1.48% lên 94.48 USD/thùng. Đây là thông tin tích cực ủng hộ cho đà tăng của nhóm cổ phiếu này.
Nhóm cổ phiếu chế biến thủy sản cũng đang diễn biến rất tích cực. Cổ phiếu VHC vận động mạnh mẽ, tiến sát mức giá trần. ANV leo dốc hơn 5%, CMX bật tăng hơn 4%, ACL tăng hơn 3%.
Cổ phiếu VIC sau nhiều phiên giảm mạnh cũng đã tăng điểm trở lại trong phiên và đang có đóng góp tích cực nhất đến chỉ số VN-Index. GAS song hành với mức tăng 2.6%.
Phiên sáng tạm nghỉ, VN-Index giảm 12,54 điểm xuống 1.489,17 điểm (-0,84%). HNX-Index giảm 2,42 điểm xuống 424,47 điểm (-0,57%). UPCoM-Index giảm 0,8 điểm xuống 111,74 điểm (-0,71%). Độ rộng toàn thị trường kết phiên sáng nghiêng về bên bán với 553 mã giảm và 262 mã tăng. Trong rổ VN30, sắc đỏ đang áp đảo với 23 mã giảm, 6 mã tăng và 1 mã đứng giá.
Gây sức ép nhiều nhất đến thị trường đang là ông lớn ngành ngân hàng VCB khi lấy đi gần 4 điểm. Không kém cạnh, BID lấy đi gần 3 điểm của thị trường chung. Theo sau là VHM, TCB và CTG khi lần lượt khiến VN-Index mất hơn 1 điểm.
Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với phiên sáng hôm cuối tuần trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 15.893 tỷ đồng, tăng 25,2%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 26,5% lên 13.576 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng gần 70 tỷ đồng ở sàn HoSE trong phiên sáng nay.
Áp lực từ nhóm ngân hàng, chứng khoán, tiếp tục đẩy chỉ số VN-index lùi sâu. Cùng với sự sụt giảm của các cổ phiếu trong VN30 đang có phiên điều chỉnh thứ 3 liên tiếp sau khi test vùng 1,560-1,580 điểm (đỉnh lịch sử tháng 11/2021).
Tuy nhiên, lực mua đã trở lại tại hỗ trợ là đường SMA 50 ngày giúp chỉ số thu hẹp sắc đỏ trước đó. Đường MA này đang đóng vai trò là hỗ trợ gần nhất cho chỉ số.
***Điểm tin đầu giờ 15/2: Đọc gì trước giờ giao dịch***
Diễn biến tiếp tục xấu thêm khi STB, LPB bị kéo xuống mức giá sàn, kéo theo loạt cổ phiếu ngân hàng khác lao dốc như SHB giảm 6,8%, TPB giảm 6,7%, BID giảm 6,6%, HDB giảm 6,4%, CTG giảm 6%, MBB giảm 5,7%, ACB giảm 4,8%…
Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với phiên cuối tuần trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 27.408 tỷ đồng, tăng 29,9%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 32% lên 23.850 tỷ đồng.
Khối ngoại bán ròng hơn 290 tỷ đồng trên sàn HOSE và mua ròng hơn 5 tỷ đồng trên sàn HNX. HPG, HDB và VIC là những cổ phiếu bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh ở sàn HOSE. Đối với sàn HNX, PVI và PVS là những mã dẫn đầu nhóm mua ròng.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 29,75 điểm xuống 1.471,96 điểm (-1,98%). HNX-Index giảm 5,88 điểm xuống 421,01 điểm (-1,38%). UPCoM-Index giảm 1,69 điểm xuống 110,85 điểm (-1,5%).
Nhận định thị trường 15/2: Về lại ngưỡng 1450 -1460 điểm
Thanh khoản trong phiên đã tăng khoảng 20% so với trung bình các phiên trước và tăng đột ngột vào cuối phiên. Ngân hàng là nhóm giảm điểm mạnh trong phiên hôm nay, khi 9/10 mã ảnh hưởng tiêu cực tới chỉ số đều thuộc nhóm ngành này. Mặc dù vậy trong phiên cũng xuất hiện nhiều điểm sáng, tập trung ở các nhóm ngành như hàng không và dầu khí.
Độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu cực với 14/19 ngành giảm điểm, 22/30 mã trong nhóm VN30 chìm trong sắc đỏ. Về giao dịch của khối ngoại, hôm nay khối này bán ròng trên sàn HoSE và mua ròng nhẹ trên sàn HNX. Với việc các phiên trước đó tăng điểm một cách rụt rè với thanh khoản yếu ớt, thì một phiên giảm mạnh về ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 1.470 này không có gì khiến nhà đầu tư đáng phải hoang mang về tương lai. Trong những phiên tới, thị trường có khả năng tích lũy quanh ngưỡng 1.480.
Thị trường rơi phiên hôm nay có lẽ đã nằm trong dự đoán của các nhà đầu tư khi những diễn biến mới về căng thẳng giữa Nga và Ukraine vừa tiếp tục cuộc tranh luận về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể nâng lãi suất nhanh như thế nào.
Trong bối cảnh hiện tại, khuyến nghị nhà đầu tư nên thận trọng, không nên giải ngân thời điểm này và có thể canh những nhịp hồi để hạ tỷ trọng với các mã ngắn hạn có trong danh mục. Bên cạnh đó nhà đầu tư cũng có thể chờ thêm 1,2 nhịp điều chỉnh để tích lũy cổ phiếu đầu ngành trong nhóm VN30.
Nhà đầu tư nên hạn chế lướt sóng khi biến động của thị trường đang tăng lên, không bình quân giá xuống và hạ tỷ trọng margin về mức an toàn. Nếu xét trên góc độ định giá, P/E của VN-Index hiện ở mức 17 lần là mức trung bình của thị trường trong khoảng 5 năm trở lại đây; còn của VN30 là 16 lần, thấp hơn một chút so với mức trung bình 5 năm
Do đó, khả năng giảm mạnh ở thời điểm hiện tại là khá thấp. Và trong phiên giao dịch tiếp theo 15/2, VN-Index có thể dần bình ổn trở lại khi cung cầu trở nên cân bằng hơn.
Thị trường có thể sẽ hồi phục và VN-Index giằng co quanh đường trung bình 20 phiên trong phiên giao dịch kế tiếp. Đồng thời, thị trường có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho thấy dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa và duy trì ở mức thấp, đặc biệt VN-Index sẽ chưa thể xuyên thủng hoàn toán đường trung bình 20 phiên.
Nhận định thị trường: Cổ phiếu đáng quan tâm
* Cổ phiếu ngân hàng: BID, STB, TPB, STB, MBB ( nắm giữ trung hạn)
* Bất động sản: NLG, KDH
* Bất động sản khu công nghiệp: KBC, SZC
* Phân bón hóa chất:
* Xuất nhập khẩu, thủy sản: VHC
* Chứng khoán:
* Vật liệu cơ bản: HPG
* Dầu khí: PVD, OIL, GAS, BSR
* Xây dựng: HBC
* Chăn nuôi: DBC
* Bán lẻ: MWG, DGW
* Mía đường: QNS
* Dệt may: TNG, GIL