Xu hướng ngắn hạn có thể trở nên tiêu cực hơn nếu vùng hỗ trợ 1.485 – 1.490 điểm, bao gồm các đường trung bình động MA20 ngày và MA50 ngày, bị phá vỡ.
Nhận định thị trường: Điểm lại phiên giao dịch 25/2
Tiếp nối những sự hồi phục ở cuối phiên hôm qua, các chỉ số tăng điểm ngay từ đầu phiên giao dịch ngày 25/2 trước việc sắc xanh áp đảo ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Trong đó, các cổ phiếu ngân hàng đang có sự hồi phục tốt. HDB tăng 1,6%, LPB tăng 1,1%, TPB tăng 0,7%, SHB tăng 1,4%… Bên cạnh đó, nhóm chứng khoán cũng biến động tích cực. HCM tăng 1,5%, VCI tăng 1,5%, SSI tăng 0,9%…
Ở chiều ngược lại, nhóm dầu khí có sự điều chỉnh nhất định trở lại, trong đó, PVD giảm 1%, PLX giảm 0,5%, PVS giảm 0,6%…
Đến 10h30, đà tăng của các chỉ số tiếp tục được củng cố khi nhóm ngân hàng có sự hồi phục mạnh mẽ. VPB tăng đến 4,6% lên 38.600 đồng/cp, TPB tăng 2,8% lên 42.400 đồng/cp, LPB tăng 2,2% lên 23.300 đồng/cp, MBB tăng 1,9% lên 34.650 đồng/cp.
Bên cạnh đó, hàng loạt các cổ phiếu thuộc nhóm phân bón, bất động sản khu công nghiệp, than, cảng biển… cũng đua nhau tăng giá.
VN30-Index giao dịch rất sôi động và đang nới rộng đà tăng của mình. Rổ VN30 hiện có 22 mã tăng, 6 mã giảm và 2 mã đứng giá. Sắc xanh tích cực nhất trong rổ phải kể đến VPB, giá cổ phiếu này bật tăng mạnh hơn 5%. Theo sau là các mã MWG, HDB, GVR và MBB. Ở chiều ngược lại, PNJ, PLX, VJC là những mã giảm giá mạnh nhất rổ.
Về cuối phiên sáng, đà tăng của các chỉ số có phần bị thu hẹp lại khi lực cầu tỏ ra yếu dần, trong đó, các cổ phiếu như PVD, VJC, PVS, PLX, PDR, PNJ… giảm và gây đáng kể áp lực đến các chỉ số.
***Điểm tin đầu giờ 28/2: Đọc gì trước giờ giao dịch***
VN-Index tăng 11,99 điểm (0,8%) lên 1.506,84 điểm. Toàn sàn có 343 mã tăng, 111 mã giảm và 39 mã đứng giá. HNX-Index tăng 5,66 điểm (1,3%) lên 440,54 điểm. Toàn sàn có 143 mã tăng, 73 mã giảm và 50 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,34 điểm (0,3%) lên 112,66 điểm.
Thanh khoản thị trường giảm so với phiên sáng hôm qua, tổng giá trị khớp lệnh đạt 17.642 tỷ đồng, giảm 17,6%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 16% và đạt 14.841 tỷ đồng.
Phiên chiều trở lại, hàng loạt cổ phiếu nhóm chứng khoán đua nhau bứt phá, trong đó, VND tăng 6,3%, VCI tăng 4,6%, SSI tăng 3,5%, HCM tăng 3,2%…
Nhóm sản xuất nhựa- hóa chất tăng trung bình gần 2%, bên mua đang chiếm ưu thế lớn trong nhóm ngành này. Các cổ phiếu như DGC, DPM, DCM, BMP hay PHR cùng nhau tăng quanh mức 1-3%.
Khối ngoại bán ròng ở sàn HOSE và HNX lần lượt hơn 67 tỷ đồng và hơn 14 tỷ đồng. HPG, VND và CTG là những cổ phiếu bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh ở sàn HOSE. Đối với sàn HNX, TNG và PVS là những mã dẫn đầu nhóm bán ròng.
Về cuối phiên giao dịch, áp lực bán dâng cao đã đẩy hàng loạt nhóm ngành cổ phiếu thu hẹp đà tăng cùng với đó, rất nhiều cổ phiếu lớn đã chìm trong sắc đỏ. Ở nhóm dầu khí, PVD giảm sâu 3,9%, PVS giảm 2,9%, PVX giảm 1,6%…
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 4,04 điểm (0,27%) lên 1.498,89 điểm. Toàn sàn có 324 mã tăng, 126 mã giảm và 53 mã đứng giá. HNX-Index tăng 5,28 điểm (1,21%) lên 440,16 điểm. Toàn sàn có 171 mã tăng, 63 mã giảm và 58 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,34 điểm (0,3%) lên 112,66 điểm.
Thanh khoản thị trường giảm khá mạnh so với phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 29.272 tỷ đồng, giảm 29%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 28% xuống mức 24.595 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng nhẹ hơn 60 tỷ đồng ở sàn HoSE.
Nhận định thị trường 28/2: Vận động quanh 1500 – 1510 điểm
Thị trường tiếp tục nỗ lực hồi phục. Diễn biến khá tích cực trong phiên nhưng thị trường vẫn chưa thể vượt được vùng cản 1.512 điểm của VN-Index và 1.540 điểm của VN30-Index. Đồng thời nhìn chung dòng tiền vẫn còn thận trọng khi thị trường quay trở lại vùng cản, thể hiện qua VN-Index đóng cửa ở mức thấp nhất trong phiên và thanh khoản giảm so với phiên trước.
Điều này cho thấy thị trường chưa sẵn sàng cho việc vượt cản và áp lực bán có khả năng sẽ tiếp tục gây sức ép cho thị trường. Với diễn biến thị trường chưa thực sự mạnh và còn tiềm ẩn rủi ro suy yếu, nhà đầu tư vẫn cần thận trọng và cân nhắc các yếu tố rủi ro. Đồng thời nên xem xét hạ tỷ trọng danh mục để giảm thiểu rủi ro, đặc biệt tại những cổ phiếu đang chịu áp lực bán lớn hoặc xu hướng kém.
VN-Index có thể sẽ còn tiếp tục giằng co quanh ngưỡng 1.512 điểm trong phiên giao dịch đầu tuần. Đồng thời, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho thấy dòng tiền có thể sẽ phân hóa và vẫn tập trung ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ đang có xu hướng rõ ràng hơn. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục đi ngang cho thấy các nhà đầu tư ngắn hạn vẫn nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục.
Với diễn biến như vậy, nhà đầu tư theo trường phái lướt sóng ngắn hạn có thể giải ngân với tỷ trọng nhỏ vào nhóm cổ phiếu “trụ” dẫn dắt thị trường, trong khi đó nhà đầu tư trung – dài hạn vẫn nên chờ đợi thời điểm mặt bằng giá thị trường ổn định hơn rồi mới nên cân nhắc tiến hành giải ngân.
Nhận định thị trường: Cổ phiếu đáng quan tâm
* Cổ phiếu ngân hàng: BID, STB, TPB, STB, MBB ( nắm giữ trung hạn)
* Bất động sản: NLG, KDH
* Bất động sản khu công nghiệp: KBC, SZC
* Phân bón hóa chất: DGC
* Xuất nhập khẩu, thủy sản: VHC
* Chứng khoán:
* Vật liệu cơ bản: HPG ( nắm giữ trung, dài hạn)
* Dầu khí: PVD, OIL, GAS, BSR ( nắm giữ ngắn hạn)
* Xây dựng: HBC
* Chăn nuôi: DBC
* Bán lẻ: MWG, DGW
* Mía đường: QNS
* Dệt may: TNG, GIL
* Ngành nhựa: APH ( nắm giữ trung hạn)
Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định trên là nguồn thông tin tham khảo. Khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.